Cách chơi cờ tướng cho những anh em chưa biết

Nguồn gốc của cờ tướng mà ai cũng nên tìm hiểu

Nguồn gốc của cờ tướng mà ai cũng nên tìm hiểu

Nguồn gốc của cờ tướng mà ai cũng nên tìm hiểu
Nguồn gốc của cờ tướng mà ai cũng nên tìm hiểu

Cờ tướng bắt nguồn từ thời xưa ở Trung Quốc, khi mô phỏng lại những trận đánh trận, để nghiên cứu những chiến thuật, thời điểm, so sánh quân số, … những chiến thuật gia đã dùng các quân hình nộm người và mô phỏng cho những trận đánh, tìm cách khắc chế đối phương, từ đó cờ tướng được hình thành dần dần. Qua hằng thế kỷ thì được bổ sung thêm nhiều quân cờ, lối chơi cũng như luật lệ về cờ. 

Đến thời điểm chín muồi khoảng thế kỷ 19, cờ tướng chính thức trở thành một bộ môn thể thao được cho vào thi đấu ở những kỳ Olympic.

Tổng quan về cờ tướng

Quân tướng : Là quân cờ có giá trị nhất trong cờ tướng nhưng lại không có chức năng gì, đúng kiểu những ông lớn thì chỉ có tiếng chứ không có miếng. Quân tướng có thể di chuyển 1 đơn vị, lên, xuống, qua trái, qua trái, qua phải, lên chéo. Quân tướng là mục tiêu của bộ môn này.

Quân sĩ : Có 2 quân sĩ đứng cạnh Tướng. Quân sĩ được di chuyển chéo xung quanh Tướng và phạm vi di chuyển chỉ trong “ tử cấm thành “. Chức năng của quân sĩ trong suốt ván cờ phần lớn là bảo vệ cho Tướng. Khi về cuối trận, sĩ có thể dùng làm bàn đạp cho pháo của bạn tấn công đối phương. Nếu mất sĩ sớm thì càng về sau bạn sẽ khó khăn trong việc phòng thủ cánh tả và hữu của Tướng. Xe sẽ tấn công trực diện vào 2 cánh này của Tướng. Hạn chế mất sĩ từ sớm nếu không muốn bị rơi vào thế khó bạn nhé. 

Quân tượng : quân tượng được sắp tiếp theo 2 quân sĩ, quân tượng được cách đều hai bên. Quân tượng được đi chéo khoảng cách 4 ô và không được di chuyển qua bàn cờ đối phương, có thể thấy quân tượng có vai trò chính là phòng thủ, đặc biệt là làm chỗ dựa cho những quân chốt. Quân tượng sẽ phòng thủ 2 phần cờ hai bên. Về tàn cuộc bên nào còn đủ hai tượng sẽ có khả năng phòng thủ tốt hơn. Quân tượng sẽ không thể di chuyển khi có một quân cờ nằm giữa ô chéo của Tượng, gọi là “ mắt tượng “ .

Quân pháo: Quân Pháo đi ngang và dọc giống như Xe. Điểm khác biệt là Pháo muốn ăn quân thì nó phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó. Khi không ăn quân, tất cả những điểm từ điểm đi đến điểm đến cũng phải không có quân cản. Mỗi bên có 2 Pháo.

Có một kiểu chơi rất được mọi người sử dụng là vào pháo đầu. Hầu hết mọi người đều đánh xoay quanh Pháo ở giai đoạn đầu trận làm tiền đề cho những đợt tấn công

Quân xe :  Xe là quân cờ được xem là mạnh nhất trong cờ Tướng. Có độ cơ động cao, có thể di chuyển ngang dọc cả bàn cờ miễn không có quân đồng minh cản trở. Mỗi bên sẽ có 2 xe và 2 xe được sắp xếp đều 2 góc cuối của bàn cờ

Hai xe thường được người chơi đem ra làm chủ lối chơi ở hai bên cánh. Ai đặt vị trí xe ở điểm đẹp hơn người đó nắm quyền chủ động.

Quân tốt:

Tốt hay còn được gọi là quấn chốt. Đây là quân cờ đại diện cho bính lính đánh bộ. Nếu tốt qua sông thì có thể đi ngang còn chưa qua sông thì chỉ có thể đi thẳng. Tốt không được đi lùi, rất hợp với tinh thần quân cảm tử của binh lính. Mỗi bên sẽ có 5 quân tốt. 

Vì số lượng tốt có nhiều gấp đôi những quân khác nên ở giai đoạn đầu trận có rất nhiều người lựa chọn tấn công vào tốt đối phương hoặc thí chốt của quân mình. Càng về tàn cờ thì tốt càng quan trọng, bên nào còn nhiều tốt sẽ nắm ưu thế hơn. Tốt được xem là mạnh ngang ngửa quân  xe khi đã xuống áp sát cung Tướng. Khi tốt đã xuống chạm đáy thì gọi là tốt chết. 

Có một quân tốt giữa thường được rất nhiều người lựa chọn đem quân vào công và việc mất đi con tốt này làm bạn mất kiểm soát ở tuyến giữa. Vì vậy thế cờ Pháo đầu lên Mã rất phổ biến

Quân Mã : Mỗi bên sẽ có 2 quân mã nằm giữa xe và tượng. Mã được di chuyển chéo hình chữ nhất nằm dọc hoặc ngang và phạm vi giới hạn là 2 ô vuông. Nước đi được xem là không hợp lệ của mã khi có một quân cờ nằm kế bên Mã. Vì lí do này mà mã trở nên kém cơ động hơn quân xe và quân pháo. 

Mã sẽ trở nên mạnh hơn vào cuối trận khi cờ của hai bên đã ít dần. Mã cũng được dùng nhiều vào việc phòng thủ đầu trận vì nếu đã qua sông rất dễ bị bắt chết. 

Những cách chơi cho những ai thích đánh chiến thuật

Vào pháo đầu

 Đây là cách khai cuộc được rất nhiều người sử dụng, vì có thể tấn công đe dọa tuyến giữa của đối phương ngay lập tức. Nếu đối phương cũng vào pháo lại trong trường hợp cùng bên với pháo của bạn thì gọi là thuận pháo. Còn trong trường hợp đối phương vào pháo ngược hướng với bạn đấy gọi là nghịch pháo.

Lối chơi này không những giúp bạn khống chế tuyến giữa mà còn là một đòn đánh trực diện vào tướng đối phương. Lối khai cờ kiểm soát rất tốt thế trận

Cách chơi này có thể kết hợp với những chiến thuật:

Thâm nhập : Dùng những quân cờ như Mã để len lõi vào điểm quan trọng trong đội hình của đối phương. Đương nhiên bạn phải có những quân cờ làm hậu thuẫn bảo vệ cho Mã.

Tả hữu giáp công: Đồng loạt lên kế hoạch tấn công vào hai cánh của đối phương. Đây là cách đánh tận dụng hết khả năng của bộ ba xe pháo mã.

Song pháo công giữa: Với việc đem hai quân pháo vào giữa tấn công đối thủ sẽ khởi đầu cho một trận chiến chủ yếu diễn ra ở mặt trận giữa bàn cờ. Đây còn được gọi là thế trận pháo kép hay uyên ương pháo

Hai quân pháo của bạn sẽ di chuyển xoay quanh tuyến giữa của đối phương tạo ra sự uyển chuyển của cặp pháo. Với điều kiện vào pháo đầu bất ngờ và pháo đúp ở nước thứ hai khiến đối thủ thua cuộc ngay lập tức và chiếu bí. 

Nhất tên song thủ : một mũi tên tấn công cùng lúc hai mục tiêu. Quân mã và quân xe là hai quân cờ có thể đảm đương tốt vai trò này.

 Chiếu tướng bắt xe pháo mã:  Đây là đòn rất thâm độc nếu bạn biết tận dụng sơ hở của đối phương. Đối phương sẽ có lúc sắp xếp sai những quân cờ và đó là cơ hội của bạn

Những giai đoạn trong cờ Tướng

Cờ tướng có ba giai đoạn chính:

Khai cuộc: Khai cuộc trong cờ Tướng rất đa dạng, nếu là một người chơi mới tiếp cận đến cờ Tướng chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng khai cuộc nào mang lại sự phòng ngự nhỉnh hơn khả năng phản công.

 Khai cuộc ảnh hưởng rất lớn đến trung cuộc và tàn cuộc nên đừng quá vội vàng triển khai thế cờ tấn công mà hãy nghĩ đến việc vừa công vừa thủ. Những người nhiều kinh nghiệm sẽ rất ít đi những nước sai lầm nên bạn sẽ khó có thể tấn công đối thủ cao tay vào đầu trận.

Hãy tạo cho mình một khai cuộc vững chắc, mạnh đều ở ba tuyến sẽ làm tiền đề cho bạn triển khai tấn công.

Trung Cuộc:  Đây là giai đoạn cố nhiều biến động nhất trong cả ba giai đoạn vì thời điểm này đối phương và cả bạn sẽ có những nước đi hay hoặc sai lầm làm lệch hướng kế hoạch bạn vạch ra.

Đây là giai đoạn cờ “ trăm hoa đua nở” vì tốc độ trận đấu ở giai đoạn này sẽ khá nhanh. Chủ yếu là những đòn gài cờ nhau hoặc dọa chiếu tướng nhau. Nếu bạn là người mới chơi chúng tôi khuyên bạn nên trao đổi cờ một với một với đối thủ những lúc bị đối thủ ép đổi. Đổi cờ khiến trận đấu bị kéo giãn ra và làm loãng kế hoạch của đối thủ nhất.

Đối với những đối thủ cao tay họ luôn lên kế hoạch cho từng nước cờ ở giai đoạn khai cuộc. Bạn cần phòng thủ vững chắc, đổi cờ mạnh dạn khi cần thiết và nếu có thể hãy giữ số quân cờ quan trọng còn sống ngang ngửa với đối thủ để về tàn cuộc bạn không quá bị chiếu tướng.

Còn một mẹo nữa cho những bạn thích chơi ở giai đoạn này là đánh tự tin, đổi cờ thì nên dứt khoát và không ngại kéo dài trận đấu. Khi trận đấu được kéo dài ở phần đấu nhau giữa trận thì cả bạn và đối thủ đều mất rất nhiều sức ở giai đoạn này. 

Nếu bạn là một người chơi có nhiều thể lực và ưu điểm chịu được áp lực cờ tốt thì nên dùng cách này để khi về tàn cuộc bạn sẽ nhỉnh hơn đối thủ về mặt thể lực cũng như độ sáng suốt.

Tàn cuộc:  Có rất nhiều cách để một tàn cuộc diễn ra trong trận đấu nhưng trước tiên chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đến tàn cuộc cơ bản của mọi ván đấu

Khi trận đấu đã trải qua giai đoạn ăn miếng trả miếng quyết liệt thì những sai lầm sẽ xuất hiện, và từ đó những lợi thế của một trong hai người chơi sẽ xuất hiện. Đây là giai đoạn bạn nên xác định mình đang nằm ở cửa dưới hay cửa trê.

Chẳng hạn như đối thủ còn 2 pháo 1 xe 1 mã, bạn chỉ còn 1 pháo 1 xe một 1 thì bạn đang nằm cửa dưới. Bước tiếp theo bạn cần làm là lùi sâu những quân cờ của mình về tiện cho việc phòng thủ. Chờ đợi cơ hội đối phương sai lầm trong một nước cờ nào đó bạn sẽ được phản công hoặc chí ít là kéo trận đầu về thế hòa. 

Có những tàn cuộc bạn còn nhiều quân phòng ngự hơn tấn công thì cũng nên áp dụng lối chơi phòng ngự cầm huề này.

Khi nhỉnh hơn cờ đối thủ về tàn cuộc thì bạn nên tỉ mỉ trong từng nước cờ. Tìm cách dàn trận chiếu bí không để đối thủ vùng vẫy kéo dài trận đấu.

Nhưng nói vậy cũng không có nghĩa là bạn phải vội vàng tấn công mà không kiểm soát được cấm cung của mình. Có rất nhiều người đã thua cuộc trong khi thế trận của họ nhỉnh hơn đối phương về tàn cuộc rất nhiều. Vì vậy hãy bình tĩnh và đưa ra quyết định bạn nhé.

Kết thúc

Cờ tướng có thể nói là 1 môn cờ thú vị. Mong rằng bạn sẽ có những trải nghiệm vui vẽ với bộ môn này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này !

Xem thêm