UEFA Europa League (tên cũ là Cúp UEFA; tên thường gọi ở Việt Nam là Cúp C3, sau này gọi là Cúp C2 do ở mức thấp hơn UEFA Champions League vốn gọi là Cúp C1[2]; viết tắt là UEL) là giải bóng đá hàng năm do Liên đoàn bóng đá châu Âu tổ chức cho các câu lạc bộ giành được thứ hạng cao nhưng không giành được quyền tham dự UEFA Champion League. Kể từ khi giải đấu đổi tên thành UEFA Europa League thì mới chỉ có Sevilla là đội bóng bảo vệ thành công chức vô địch. Từ mùa giải 2014–15, đội vô địch được tham dự vòng bảng Champions League năm sau. Sevilla là đội có nhiều lần vô địch nhất với 6 lần. Villarreal là đương kim vô địch sau khi đánh bại Manchester United 11–10 trên chấm luân lưu trong trận chung kết năm 2021.
Ý tưởng thành lập giải đấu này của 3 người gồm Sir Stanlay Rous (người Anh), Ernst Thornmen (người Thụy Sĩ) và Ottorino Barrasi (người Ý). Ngày 18 tháng 4 năm 1955, Cúp các hội chợ liên thành phố (Inter-Cities Fairs Cup) chính thức được tổ chức với 10 đội bóng của 10 thành phố: Barcelona (Tây Ban Nha), Basel và Lausanne (Thụy Sĩ), London và Birmingham (Anh), Copenhagen (Đan Mạch), Frankfurt (Tây Đức), Leipzig (Đông Đức), Milan (Ý) và Zagreb (Croatia). Giải đầu tiên kéo dài trong 3 năm (1955 – 1958) và đội đoạt cúp là câu lạc bộ FC Barcelona. Giải lần thứ 2 kéo dài trong 2 năm (1958–1960) với 16 câu lạc bộ chứ không phải là đội tuyển các thành phố. Các giải sau được tổ chức đều đặn hàng năm. Đến mùa bóng 1971–72, giải đổi tên thành Cúp UEFA.
Bạn đang đọc: UEFA Europa League – Wikipedia tiếng Việt
Từ mùa bóng 1999–2000, cúp C2 (Tên gọi tắt của UEFA Cup Winners’ Cup) bị khai tử và sáp nhập vào cúp C3 làm một và vẫn giữ tên là Cúp UEFA, khi đó, đội đoạt các cúp trong nước sẽ giành quyền tham dự giải đấu này. Thể thức của giải cũng được thay đổi như áp dụng thể thức đấu bảng (từ năm 2004); các đội bị loại ở vòng loại thứ ba và 8 đội xếp thứ 3 ở vòng đấu bảng UEFA Champions League được chuyển sang thi đấu; các đội bóng giành cúp Liên đoàn cũng giành quyền tham dự.
Từ năm 1958 đến 1997, những trận chung kết được tổ chức triển khai 2 lượt đi và về ( trừ những năm 1964 và 1965 ). Từ mùa giải 1997 – 98, trận tranh cúp vô địch chỉ diễn ra 1 lượt trên sân vận động đã chọn trước .Mùa bóng 2009 – 2010, UEFA tăng số lượng câu lạc bộ tham gia vòng bảng lên 48 đội và đổi tên giải đấu thành UEFA Europa League. [ 3 ]
Huy hiệu đặc biệt quan trọng[sửa|sửa mã nguồn]
Các CLB giành 3 chức vô địch UEFA Europa League liên tục hoặc có tối thiểu 5 lần lên ngôi sẽ vinh dự được UEFA gắn một hình tượng thắng lợi đặc biệt quan trọng lên tay áo. Cho đến nay chỉ có một câu lạc bộ có được vinh dự này là Sevilla ( vô địch 6 lần ) .
Thay đổi format[sửa|sửa mã nguồn]
Bắt đầu với giải 2018 – 19, toàn bộ những nhà vô địch quốc nội bị loại ở vòng loại UEFA Champions League sẽ chuyển tới UEFA Europa League chứ không chỉ là những đội bị loại ở vòng loại thứ ba và vòng play-off. Vòng loại UEFA Champions League cũng sẽ phân phối một tuyến vô địch riêng cho những đội này ( gọi là Champions Route ), được cho phép những nhà vô địch quốc nội nhiều thời cơ hơn để cạnh tranh đối đầu với nhau .
Kể từ mùa giải 2021-22, với sự ra đời của UEFA Europa Conference League, vòng bảng của giải đấu sẽ giảm xuống còn 32 đội, đồng thời số đội thi đấu vòng loại sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, vòng 32 đội cũ sẽ chuyển thành 1 vòng đấu giữa vòng bảng và vòng loại trực tiếp, nơi các đội nhì bảng sẽ gặp các đội ba bảng tại Champions League.
Xem thêm: ATP Tour 2021 – Wikipedia tiếng Việt
Chiếc cúp vô địch[sửa|sửa mã nguồn]
Chiếc cúp UEFA được làm bằng bạc, cao 65 cm, nặng 15 kg. Đế của cúp làm bằng đá màu vàng. Chiếc cúp được phong cách thiết kế và sản xuất tại Milan, Ý vào năm 1972, và được sử dụng từ đó đến nay .
Mỗi liên đoàn quốc gia thành viên sẽ có 3 câu lạc bộ tham gia, trừ liên đoàn xếp thứ 52-54 chỉ có 2 đội, liên đoàn thứ 55 và Liechtenstein chỉ có một đội tham gia. Dựa trên thành tích từ mùa giải trước, những đội sẽ được vào thẳng vòng bảng hay phải tham gia vòng loại nhánh không vô địch. Các đội bị loại ở vòng loại Champions League cũng sẽ được trao thời cơ ở vòng loại Europa League nhánh vô địch, và 8 đội đứng thứ 3 vòng bảng Champions League cũng sẽ tham gia vòng 32 đội. Giải đấu gồm có vòng loại, vòng bảng 12 bảng 4 đội, vòng 32 đội, vòng 16 đội, tứ kết, bán kết và chung kết .
Giống như UEFA Champions League, những đội tham gia UEFA Europa League đều nhận được những mức tiền thưởng khác nhau tùy vào vòng đấu mà họ tới được. Các đội tham gia vòng bảng sẽ nhận được 2,6 triệu €, 1 trận thắng trong vòng bảng được 360,000 €, 1 trận hòa được 120,000 €. Đội đứng đầu vòng bảng được thưởng 600,000 €, đội về nhì được thưởng 300,000 €. Tiền thưởng cho vòng knock-out : 500,000 € cho vòng 32, 750,000 € cho vòng 16, 1 triệu € cho tứ kết và 1,6 triệu € cho bán kết. Đội á quân sẽ được thưởng 3.5 triệu € và đội vô địch được thưởng 6.5 triệu € .Bắt đầu từ mùa giải 2018 – 19, UEFA Europa League cũng tăng tiền thưởng từ 400 triệu Euro lên 500 triệu euro
- Vòng loại thứ nhất: €210,000
- Vòng loại thứ hai: €225,000
- Vòng loại thứ ba: €235,000
- Vòng play-off: €245,000
- Vòng bảng: €260,000
- Thắng trong vòng bảng: €360,000
- Hòa trong vòng bảng: €120,000
- Đầu bảng: €600,000
- Nhì bảng: €300,000
- Vòng 32 đội: €500,000
- Vòng 16 đội: €750,000
- Tứ kết: €1,000,000
- Bán kết: €1,600,000
- Á quân: €3,500,000
- Vô địch: €6,500,000
Thành tích theo câu lạc bộ[sửa|sửa mã nguồn]
Thành tích theo quốc gia[sửa|sửa mã nguồn]
- Ghi chú
- ^ Hai đội đứng đầu mỗi bảng đi tiếp vào vòng 32 đội, nơi họ tham gia cùng với 8 đội đứng ba ở vòng bảng Champions League
- ^ UEFA Cup Winners’ Cup (Cúp C2) vào làm một và vẫn giữ tên là Cúp UEFA thì tên thường gọi ở Việt Nam phổ biến nhất là Cúp C2
Từ mùa bóng 1999-2000 giải này sáp nhập với giảivào làm một và vẫn giữ tên là Cúp UEFA thì tên thường gọi ở Việt Nam phổ biến nhất là
Xem thêm: Atlético Madrid – Wikipedia tiếng Việt
- ^ [1] Lưu trữ 2009-05-15 tại Wayback Machine Cúp UEFA đổi tên thành UEFA Europa League và sửa đổi thể lệ thi đấu