Âm Dương sư
[Sưu tầm] Âm Dương sư – Yumemakura Baku
List truyện phương Đông hoàn. Click vào .
Trang 1/2
[ 4 bài ]
Chuyển đến trang
1,2Trang sau
Đề tài trước | Bài chưa đọc đầu tiên | Đề tài tiếp theo
Âm Dương sư – Yumemakura Baku
Bạn đang đọc: Âm Dương sư – Yumemakura Baku
04.12.2015, 20:52
Số 15☆ ~ Số 15 ca ~ ☆
Ngày tham gia: 14.10.2015, 23:36
Bài viết: 3082
Được thanks: 2108 lần
Điểm: 7.62
Tài sản riêng:
10 [Sưu tầm] Âm Dương sư – Yumemakura Baku – Điểm:Đang tải Player đọc truyện …
Tốc độ đọc truyện: 0.90 x
(Đóng góp ý kiến về player nghe đọc truyện)
Âm Dương sư [Onmyouji Genjou to Iu Biwa Oni ni Toraruru Nari ]
Tác giả: Yumemakura Baku
Người dịch: Nhất Như
Nguồn: NhatBan.net
~Quỷ trộm Tỳ Bà~
Một
Đây là câu chuyện về một người đàn ông kỳ lạ, một kẻ giống như đám mây theo gió trôi nổi trên bầu trời đêm hư vô. Đám mây lãng đãng trong màn đêm thì trong sát na đầu và sát na sau thì chẳng có vẻ gì là thay đổi cả, nhưng nếu trông kỹ thì chẳng biết tự bao giờ nó đã thay hình đổi dạng. Tuy cùng là một đám mây nhưng chẳng thể nào nắm bắt được hình dạng của nó. Đây là câu chuyện về một người đàn ông như thế. Tên là Abe No Seimei. Người này là một Âm Dương sư (onmyouji).
Seimei sinh năm Engi thứ 21 (1), hình như là vào thời Thiên Hoàng Daigo thì phải. Nhưng năm sinh và năm mất của nhân vật này không trực tiếp liên quan đến câu chuyện. Không cần làm rõ những con số có khi hóa ra lại là cái hay của câu chuyện này.
Tùy vào tình thế mà chấp bút, có khi lối viết như vậy lại hợp với nhân vật này hơn.
Thời đại Heian (2).
Đó là thời đại chìm đắm trong bóng tối, đa phần con người đều tin vào sự tồn tại của ma quỷ. Đó là thời đại mà con người, ma quỷ và linh hồn cùng chung sống với nhau, lặng lẽ trong màn đêm ở kinh đô, có khi là dưới cùng một mái nhà chứ chẳng phải ở những nơi xa xăm như rừng sâu núi cao.
Âm Dương sư là người xem tướng sao, đoán tướng người. Nếu nói một cách dễ hiểu thì đó là một loại thầy pháp, thầy cúng. Nhưng thực ra chẳng phải loại nào cả. Âm Dương sư cũng còn xem phương vị phong thủy, sử dụng pháp thuật, bùa chú để giết kẻ khác. Đó là người thấu hiểu những thứ huyễn hoặc kỳ lạ như vận mệnh, ma quỷ và nắm vững kỹ thuật chi phối những thứ huyễn hoặc đó.
Âm Dương sư là một chức quan trong triều đình Heian và có cả một khu vực dành riêng cho chức này trong đại nội (3).
Abe no Seimei được triều đình ban cho chức quan tứ phẩm bậc dưới. Theo hệ thống quan chức của triều Heian thì nhất phẩm là Thái Chính Đại Thần, nhị phẩm là Tả Nội Đại Thần và Hữu Nội Đại Thần, tam phẩm là Dainagon và Chuunagon. Tứ phẩm cũng là chức quan có tiếng nói quan trọng trong triều. Trong tập sách “Konjaku Monogatari” (4)còn ghi chép lại nhiều chuyện ly kỳ về nhân vật Abe no Seimei theo học với Âm Dương sư Kamono Tadayuki và cũng từ lúc đó, Seimei đã bộc lộ tài năng đặc thù của một Âm Dương sư. Đó cũng là một loại thiên tài.
Trong sách “Konjaku Monogatari” có ghi lại rằng lúc Seimei hãy còn trẻ thì sư phụ Tadayuki có lần rời khỏi kinh đô Heian đi về phía Nam. Họ rời khỏi đại nội, qua cổng Chu Tước (5) rồi theo đại lộ Chu Tước (6) đến cổng Rajoumon nằm ở phía ngoài đại nội mất chừng tám dặm. Họ đi bằng xe. Sách không chép rõ là loại xe gì nhưng chắc là xe bò (7). Sách cũng không ghi rõ là vì sao lại rời kinh vào ban đêm nhưng hẳn là bí mật đến chỗ một cô gái thương mến nào đấy. Trong số những kẻ theo hầu Tadayuki có cả Seimei. Một mình Tadayuki ngồi xe còn những kẻ theo hầu thì chạy bộ mở đường. hẳn là kẻ theo hầu chỉ chừng 2, 3 người kể cả Seimei. Một người đi trước dẫn đường cho bò, một người mang đèn lồng và người còn lại chính là chàng Seimei trẻ tuổi. Hẳn là lúc này Seimei chừng mười mấy tuổi đầu.
Hai kẻ theo hầu vẻ thông minh lanh lợi, mình mặc áo thụng Hitatare nhưng Seimei chỉ mặc chiếc áo chẽn ngắn tay hơi cũ, đi chân đất. Y phục mặc trên người xem chừng là thứ đồ cũ của ai đó. Mình mặc đồ cũ nhưng toàn thân lại toát lên một vẻ thông minh đĩnh đạc. Và tuy thông minh đĩnh đạc nhưng đôi khi cũng không giấu được những nét tinh nghịch đặc trưng của một gã thiếu niên mới lớn đương thời. Hẳn là đã có lúc Tadayuki nhìn thấy sâu trong đôi mắt Seimei ánh lên khí chất đĩnh ngộ kỳ lạ mà không kẻ nào có được, vì thì hẳn là như vậy rồi! Tadayuki bắt đầu chú ý đến tài năng của Seimei cũng là do một sự kiện xảy ra đêm nay. Bây giờ trở lại câu chuyện chính.
Chiếc xe bò lộc cộc tiến trên đường, dần dần đã đến khu ngoại ô của kinh đô Heian. Tadayuki mải ngủ gà ngủ gật trong xe.
Seimei đang đi bên cạnh cỗ xe bò bỗng dưng đưa mắt nhìn về phía trước thì thấy một bầy quỷ dị hình dị tướng đang từ đằng xa tiến về phía cỗ xe. Những kẻ theo hầu khác chẳng tỏ vẻ là trông thấy gì cả. Seimei tức tốc chạy đến bên cỗ xe, vén cửa
– Tadayuki sama!! (8)
Seimei đánh thức Tadayuki đang gà gật trong xe rồi thuật lại điều mình vừa trông thấy. Tadayuki tỉnh giấc nhoài người ra cửa thì thấy quả là có mtooj bầy quỷ đang tiến lại gần thật.
– Dừng xe lại!
Tadayuki cất tiếng gọi những kẻ theo hầu.
– Hãy núp vào sau bóng xe, nín thở không được cử động. Quyết không được gây ra tiếng động nào.
Tadayuki sử dụng phương thuật của mình để giấu không cho lũ quỷ thấy cỗ xe và những kẻ theo sau. Một chặp sau thì lũ quỷ đi qua.
Kể từ đó Tadayuki luôn cho Seimei theo suốt bên mình rồi truyền hết cực ý của Âm Dương Đạo mà mình biết cho học trò. Sách “Konjaku monogatari” viết về việc này là “giống như nước chứa trong bình”. Tức là Kamono Tadayuki là cái bình còn nước chứa trong cái bình đó là phép Âm Dương, phương thuật Âm Dương được truyền sang cái bình của Seimei nguyên vẹn như thế. Sau khi Tadayuki mất thì dinh thự của Seimei nằm ở hướng bắc so với đại lộ Tsuchi no Mikado và hướng đông so với đại lộ Níhi no Touin. Tức là nếu nhìn từ Cung điện Shishin ở trung tâm đại nội thì nó nằm ở hướng Đông bắc, hướng Sửu Dần. Hướng Sửu Dần tức là hướng Quỷ môn trong Âm Dương Đạo, hướng quỷ sứ thường hay ra vào và là hướng rất xấu.
Kinh đô Heian phía Đông bắc có chùa Enryakuji trên núi Hiei (9), còn phía Đông bắc của đại nội thì có dinh thự của Abe no Seimei chẳng phải là điều ngẫu nhiên. Đấy là cấu tạo hai lớp của kinh Heian.
Hình dạng của kinh Heian được xây dựng theo hệ thống và có liên quan đến vụ ám sát Fujiwara no Tane Tsugu và để bảo vệ Thiên Hoàng Kanmu khỏi linh hồn u uẩn của phế Thái Tử Sawara Shinnou. Kinh đô Heian được xây dựng sau khi bỏ kinh đô Nagaoka (10). Nhưng việc đó xảy ra trước khi Seimei ra đời và không trực tiếp liên quan đến câu chuyện này.
Bây giờ chúng ta trở lại câu chuyện ghi lại trong sách “Konjaku monogatari”.
Một hôm có lão pháp sư tìm đến dinh thự Seimei ở quỷ môn hướng đông bắc. lão pháp sư mang theo hai đồng tử chừng mười mấy tuổi.
– Dám hỏi tiền bối tìm đến có việc gì?
Seimei hỏi.
– Lão là người xứ Harima. Lão pháp sư đáp. Tên là Chitoku.
Sau khi xưng danh thì lão pháp sư mới bắt đầu nói.
– Lão vốn từ trước đã theo học Âm Dương Đạo, nghe thiên hạ đồn rằng ngài chính là Âm Dương sư đã thông hết thảy mọi lý lẽ của tự nhiên, thao túng quỷ thần nên muốn tìm đến xin được chỉ giáo.
Đại khái là lão pháp sư Chitoku nói với Seimei như vậy.
Seimei cười thầm trong bụng. Lão pháp sư này quả là kẻ không ngoan quỷ quyệt trong nghề Âm Dương. Hẳn là lão đến để thử ta đây mà.
Quả nhiên người này là một pháp sư đã thấu triệt đạo Âm Dương, đến đây để thử Seimei. Seimei bắt đầu ngờ ngợ về thân thế của lão pháp sư. Chắc là hai gã đồng tử mà lapx pháp sư kia dẫn theo là Shikijin, hay còn gọi là Shikigami, một loại tinh linh có năng lực biến hóa bất khả tư nghị tuân theo mệnh lệnh của Âm Dương sư.
Hừm, Seimei cười thầm trong bụng.
Shikijin, Shikigami hay theo như phái Âm Dương Izanagi Ryu hiện tại vẫn còn lưu truyền ở đảo Shikoku gọi là Shikiouji là một loại tinh linh không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng chúng không phải là hạng tinh linh cao cấp mà chỉ là linh hồn tạp nhạp. Âm Dương sư là người sử dụng phương thuật để thao túng Shikigami nhưng tùy vào năng lực của Âm Dương sư mà đẳng cấp của bọn tạp linh này được nâng cao hay hạ thấp.
– Ồ!
Vừa gật gù, Seimei vừa nghĩ thầm: “Quả nhiên là người đáng gờm”. Bởi vì Shikigami mà lão pháp sư Chitoku điều khiển tỏ ra rất thuần thục, khôn khéo.
– Vãn bối đã hiểu ý ngài rồi. Nhưng hôm nay vãn bối có chút việc không thể rời tay…
Seimei nói với lão pháp sư là xin hãy trở về đi cho, sau hãy chọn ngày lành tháng tốt mà đến đây lần nữa. Seimei vừa nói vừa đưa hai tay vào trong ống tay áo, bắt ấn rồi thầm niệm chú.
– Vậy thì lão xin đợi ngày lành tháng tốt làn sau…
Lão pháp sư chắp tay rồi vuốt trán ra về.
Nhưng Seimei không hề động đậy mà mãi đứng đó, khoanh tay nhìn trời. Rồi một chặp sau thì thấy lão pháp sư quay lại từ cánh cửa mở toang sau khi đã đi được một đoạn. Lão pháp sư vừa đi vừa nhòm ngó dáo dá như đánh mất vật gì đó.
Lão pháp sư lại đến trước Seimei.
– Thực ra là hai gã đồng tử mà lão dẫn theo bỗng nhiên chẳng thấy bóng dáng đâu cả. Xin ngài trả lại cho lão được không?
Lão pháp sư nói.
– Trả lại ư?
Seimei đáp lời lão một cách thờ thẫn.
– Vãn bối nào có làm gì đâu?! Chính tiền bối mới là người hiểu rõ nhất về kẻ hầu mà mình mang theo chứ! Vãn bối chỉ đứng đây nãy giờ thì làm sao giấu được đồng tử của ngài chứ.
Lão pháp sư nghe rồi bẽn lẽn cúi đầu trước Seimei.
– Xin ngài thứ lỗi. Thật ra chúng chẳng phải đồng tử mà là Shikigami do lão điều khiển. Hôm nay lão đến đây định bụng sẽ thử tài năng của ngài thế nào nhưng quả là có mắt như mù, không biết lượng sức mình. Xin ngài thứ tội cho.
– Hóa ra ngươi đến đây để thử ta à? Nhưng thứ nửa vời đó làm sao lừa được ta?
Seimei bỗng nhiên thay đổi ngữ điệu, nở nụ cười đắc chí trên môi. Nếu không cho là nụ cười hạ phẩm thì đó cũng không phải là nụ cười đĩnh đạc. Nụ cười đó nở trên môi Seimei rồi đôi môi đó cũng thầm đọc chú. Thế rồi hai đồng tử lúc nãy ở đâu xuất hiện từ ngoài chạy vào.
Hai gã đồng tử tay mang rượu và thức nhắm trở lại. Lão pháp sư trông thấy trong lòng cảm phục, mặt đỏ bừng bừng.
– Từ xưa đến nay, sai khiến Shikigami là việc dễ nhưng giấu đi Shikigami của kẻ khác quyết chẳng phảo là điều mà kẻ tầm thường làm được.
Lão pháp sư nói rồi ra sức thỉnh cầu Seimei nhận mình làm đệ tử. Lão lấy tấm thiếp ra viết tên mình vào rồi trao cho Seimei. Tự tay mình viết tên rồi trao cho kẻ khác cũng không phải là việc hiếm thấy trong giới thuật sỹ ngày xưa. Điều này có nghĩa là lão đã sẵn sàng dâng tặng tính mạng của mình cho Seimei.
Câu chuyện trong sách “Konjaku Monogatari” về Abe no Seimei hãy còn như thế này. Sách chép rằng một ngày nọ, Seimei đến thăm dinh thự của một nhân vật tên là Hirozawa no Kanchou Soujou. Lúc bấy giờ bọn công hầu con em quý tộc cũng rất nhiều tăng lữ tập trung quanh Seimei mà bàn luận. Mọi người đều nghe nhiều tin đồn về Seimei nên dĩ nhiên câu chuyện chủ yếu xoay quanh đề tài phương thuật.
– Tôi nghe nói ngài biết cách sai khiến Shikigami. Chẳng hay ngài có thể dùng nó để giết người không?
Có kẻ bạo gan tiến lại gần hỏi. Seimei đưa mắt liếc nhìn nhà quý tộc trẻ vừa hỏi, ánh mắt như muốn nói ” Xin ngài chớ có hỏi về bí sự trong cái đạo Âm dương này”. Rồi Seimei tủm tỉm cười như để an ủi đối phương, đáp rằng:
– Ừ phương pháp thì cũng có nhiều đấy.
Seimei dường như khoái chí với nỗi sợ hãi ánh lên trong mắt vị quý tộc nọ.
– Nếu vậy thì giết một con trùng hẳn là không khó?
Một quý tộc khác lại hỏi.
– Ừ thì hẳn là như vậy!
Seimei vừa đáp thì ngoài vườn có chừng năm, sáu con ếch nhảy vào.
– Ngài có giết được một con trong số đó không? Quý tộc lại hỏi.
– Vâng, nhưng giết chóc thì…
– Thì làm sao nào
– Cho dù có giết được thì cũng không làm nó sống lại được. Sát sinh vô ích chỉ tổ chuốc lấy tội nghiệp mà thôi.
– Chỉ một con thôi mà…
– Tôi cũng muốn xem ngài giết thế nào!
– Tôi cũng muốn xem!
– Tôi nữa!
Bọn con em quý tộc và tăng lữ vây lấy Seimei, ánh mắt bọn họ đều lóe lên sự hiếu kỳ muốn xem thử phương thuật của Seimei là như thế nào. Ánh mắt đó như muốn nói rằng nếu Seimei dùng lời thoái thác mà không chịu sử dụng phương thuật ngay tại đây thì hóa ra mọi tin đồn cũng chỉ là tin đồn, và chuyện này sẽ trở thành đề tài đàm tiếu của mọi người.
Seimei liếc nhìn bọn họ rồi:
– Các vị đã khiến tôi mắc tội rồi.
Thì thầm rồi đoạn vừa tay phải ra, dùng ngón tay trắng ngà nhón lấy một lá liễu xanh vươn ra từ mái hiên. Seimei ném tung lá liễu trời rồi khẽ đọc chú. Lá liễu lộn vòng trên không rồi nhẹ nhàng đáp xuống một con ếch. Tức thì con ếch xấu số bị đè bẹp như tương, chết ngay lập tức. Máu thịt, nội tạng văng tứ tung ra ngoài.
Sách “Konjaku Monogatari” chép rằng bọn quý tộc, tăng lữ trông thấy ai nấy đều vỡ mật thất sắc kinh sợ.
Hình như Seimei cũng sử dụng Shikigami trong dinh thự của mình khi không có người. Tuy chẳng có một ai nhưng thỉnh thoảng rèm cửa lại kéo lên hạ xuống, cổng lại được mở ra đóng vào. Xung quanh Seimei luôn có lắm chuyện kỳ lạ như thế. Khi lật xem nhiều tư liệu khác về nhân vật Abe no Seimei này cũng đều thấy lắm chuyện như lão Chitoku hay chuyện con ếch này, tựu trung là Seimei đều dùng phương thuật mà khiến người ta cả sợ. Và hình như Seimei cũng ưa thích việc chọc ghẹo người khác. Khuôn mặt nghiêm nghị, cử chỉ chỉnh tề như thế kia lại có những nét tinh nghịch như trẻ con.
Từ đoạn này trở đi, sách “Konjaku Monogatari” không chép nhưng tôi nghĩ rằng nhân vật Abe no Seimei này tuy phục vụ trong cung nhưng lại gây ra nhiều chuyện trở thành đề tài bàn luận cho thiên hạ. Hẳn đây là trang mỹ nam tử thân cao dõng dạc, nước da như tuyết, mắt ánh lên vẻ khôi ngô tuấn tú. Và chắc cũng đã nhận được đôi ba bức thư tình tứ từ một cô nương cao quý nào đó. Cử chỉ, ngôn động của Seimei đều rất tao nhã, đến dáng đi cũng làm nức lòng bọn con gái trong cung.
Và tuy là kẻ hết lòng với người trên nhưng đôi khi lại bất ý mà cất tiếng gọi Thiên Hoàng một cách xấc xược. Trên đôi môi luôn nở nụ cười thanh lịch kia lắm khi lại xuất hiện nụ cười hạ phẩm, khoái trá.
Cái nghề Âm Dương sư này luôn cần phải móc nối với những mặt xấu xa, ti tiện của con người và để ở trong cung cũng cần phải là kẻ có giáo dưỡng mới được. Đây hẳn là một nhân vật thông làu kinh sử, chẳng những thuộc lòng thơ Tàu mà còn tinh thông ca đạo, giỏi nghề đàn địch nữa.
Tôi nghĩ rằng thời đại Heian là thời đại mà người ta sống trong bóng tối âm u cua ma quỷ nhưng lại luôn đặt sự tao nhã thanh lịch lên hàng đầu. Từ bây giờ, tôi sẽ kể về câu chuyện của một người đàn ông đi như mây, về như gió trong cái u nhàn thanh nhã của bóng đêm âm u.
Tìm kiếm với từ khoá :
Share
04.12.2015, 20:53
Số 15☆ ~ Số 15 ca ~ ☆
Ngày tham gia: 14.10.2015, 23:36
Bài viết: 3082
Được thanks: 2108 lần
Điểm: 7.62
Tài sản riêng:
10 Re: [Sưu tầm] Âm Dương sư – Yumemakura Baku [HOÀN] – Điểm:Đang tải Player đọc truyện …
Tốc độ đọc truyện: 0.90 x
(Đóng góp ý kiến về player nghe đọc truyện)
Hai
Minamoto no Hiromasa no Ason (11) đến thăm dinh thự của Abe no Seimei vào một buổi sáng sớm đầu tháng sáu Âm Lịch. Nếu tính theo lịch hiện đại thì là vào khoảng ngày mười mấy tháng bảy. Lúc này trời vẫn còn chưa dứt mưa phùn (12). Hôm đó, là một ngày trời quang mây tạnh hiếm hoi sau một thời gian tầm tã kéo dài. Bầu trời sớm mai không gợn một tia nắng, một màn mây trắng mỏng như một tấm giấy giăng ngang một góc trời. Cỏ cây mơn mởn trong làn sương sớm. Không khí vẫn còn cái lạnh khiến khách phải rùng mình.
Minamoto no Hiromasa vừa đi vừa nhìn bức tường đất của dinh thự Seimei phía bên tay phải mình. Đó là một bức tường kiểu Tàu bọc chung quanh gian nhà chính và khu vườn bên ngoài. ở chỗ tường cao từ ngực đến đầu người có chạm trổ trang trí tinh vi, trên có lợp ngói xanh và khiến người ta liên tưởng đến một ngôi cổ tự hay một ngôi miếu. Hiromasa mình mặc áo phông Suikan (13), chân đi giày da nai. Trong không khí lúc này giăng vô số những sợi nước mảnh hơn cả làn sương. Chiếc áo Suikan của khách bước đi trong sương hấp thu những sợi nước này, càng lúc càng nặng hơn.
Minamoto no Hiromasa no Ason giữ một chức võ sĩ trong triều, hông trái mang kiếm, trông chừng trên tuổi ba mươi. Từ dáng đi cho đến mọi cử chỉ hành vi đều lộ rõ vẻ võ biền trượng phu nhưng khuôn mặt lại không có vẻ nghiêm nghị như thường thấy. Khuôn mặt chỉnh trang lộ rõ một vẻ đăm chiêu suy tư. Hình như trong lòng khách đang ẩn chứa điều gì khúc mắc thì phải.
Hiromasa dừng lại trước cánh cổng lớn mở toang. Nhìn vào bên trong thì thấy một khu vườn. Ở một góc vườn cỏ dại mơn mởn đua nhau mọc sau trận mưa đêm qua. Hiromasa nhăn mặt như muốn nói cảnh tượng này chẳng khác gì một ngôi chùa bị bỏ hoang. Tuy chẳng đến mức gọi là đồng cỏ hoang nhưng hình như khu vườn này từ lâu rồi chẳng có ai ngó ngàng gì đến thì phải.
Đang thẫn thờ thì bỗng đâu một làn hương hoa thoảng đến khoang mũi của khách bên vườn. Một chùm hoa nở vương trên một thân cây Fuji (14) già trong đám cỏ.
– Hắn đã trở về rồi ư?
Hiromasa thì thầm.
Cỏ cây trong vườn cho thấy rằng chủ nhân của chúng là người thích để cây cối mọc um tùm tự nhiên nhưng như thế này thật quá lắm. Hiromasa vừa thở dài thì đã thấy một bóng phụ nữ xuất hiện từ gian nhà chính. Tuy là nữ nhân nhưng người này lại mặc y phục Kariginu (15) và Hakama sashinuki (16) như nam giới.
Nữ nhân bước đến trước Hiromasa, cúi đầu chào:
– Tiểu nữ chờ ngài đã lâu.
Đó là một cô gái tầm hai mươi tuổi, diện mạo thanh tú xinh đẹp.
– Nàng chờ ta?
– Vì chủ nhân có dạy rằng chẳng bao lâu nữa Hiromasa sama sẽ quá bộ đên nên truyền cho tiểu nữ tiếp đón cẩn thận.
Hiromasa vừa theo sau nữ nhân vào nhà trong, vừa thắc mắc tại sao gia chủ lại biết mình đến. Trong gian phòng lót ván, trên có trải thảm, Seimei đang ngồi xếp bằng, mắt đăm đăm nhing Hiromasa.
– Đến rồi ư?
Seimei cất tiếng.
– làm sao biết ta đến nhỉ?
Hiromasa vừa nói vừa đặt hông lên tấm thảm Seimei đang ngồi.
– Có kẻ hầu mà ta sai đi mua rượu cho hay rằng Hiromasa đang đến đây.
– Mua rượu?
-À, vì ta đi vắng ít lâu nên tự dưng lại thèm rượu ở đất kinh đô này. Nhưng tại sao Hiromasa lại biết rằng ta đã về?
– Vì có kẻ cho ta hay đêm qua trông thấy ánh đèn trong dinh thự của Seimei.
– Ồ, hóa ra là vậy!
– Thế quan bác đã đi đâu cả tháng vừa rồi?
– Đến núi Kouya (17).
– Núi Kouya?
– Ừm!
– Tại sao lại đột ngột như thế?
– Vì ta có chuyện không hiểu.
– Có chuyện không hiểu ư?
– Nhưng thật ra là ta đến nói chuyện với nhà sư núi Kouya về những điều mới nghĩ ra.
– Là chuyện gì thế?
Hiromasa hỏi.
– Nhưng mà…
Seimei vò đầu, mắt nhìn Hiromasa.
Hai người này trông tuổi chăng chênh lệch nhau là mấy nhưng nhìn bề ngoài thì Seimei có phần trẻ hơn. Không những trẻ mà khuôn mặt còn mang nét chỉnh trang nữa. Seimei múi thẳng, môi đỏ như tô son.
– Nhưng là chuyện gì?
– Quan bác là người khá đấy, nhưng chắc về phương diện này thì không có hứng thú đâu.
– Nhưng mà là về phương diện gì mới được chứ?
– Là chú thuật đấy!
Seimei nói.
– Chú sao?!
– Ừ, ta bàn luận với nhà sư về bùa chú.
– Thế đã nói những chuyện gì?
– Đại khái như bản chất của bùa chú là gì?
– Thì bùa chú chẳng phải là bùa chú sao?
– Ừ thì đúng là như thế thật nhưng ta vừa chợt nghĩ ra mấy điều về nó.
– Thế đã nghĩ ra điều gì?
Hiromasa hỏi.
– Ừ, đại loại như bùa chú chính là tên gọi.
– Là tên gọi sao?
– Đừng có vội thế chứ Hiromasa. Lâu lắm, không gặp, ta làm một chén đi.
Seimei tủm tỉm cười, đáp.
– Ta không phải đến đây để được mời rượu, nhưng nếu thế cũng chẳng từ chối đâu.
– Thế thì hay lắm!
Seimei vỗ tay bôm bốp. Ngoài hành lang có tiếng y phục kéo lê trên sàn gỗ sột soạt. Một nữ nhân tay mang mâm rượu xuất hiện. Đầu tiên nữ nhân đặt một mâm rượu trước mặt Hiromasa rồi lui ra. Chặp sau lại mang thêm mâm khác đến trước Seimei. Trong khi nữ nhân rót rượu, Hiromasa nhìn khuôn mặt người lạ chằm chằm. Tuy cũng là bộ y phục Kariginu và Hakama Sashinuki như lúc nãy nhưng rõ ràng đây chẳng phải là người đã gặp ngoài vườn. Nữ nhân cũng trạc tuổi đôi mươi, đôi môi đỏ thắm mềm mại, quanh cái cổ trắng ngần toát ra một sác khí như mùi hương ngây ngất.
– Làm sao thế?
Seimei quay sang hỏi Hiromasa đang chăm chăm nhìn cô gái.
– Không phải là người lúc nãy!
Hiromasa vừa đáp thì nữ nhân tủm tỉm cười, cúi đầu rồi rót rượu cho Seimei.
– Là con người ư?
Hiromasa hỏi, hàm ý rằng người này có phải là Shikigami mà Seimei sai khiến hay không.
– Thử không?
Seimei hỏi.
– Thử cái gì?
– Thử cho nó đột nhập vào nhà Hiromasa đêm nay xem sao.
– Đừng có đùa như thế, vớ vẩn thật!
Hiromasa đáp.
– Thế thì..
– Ừ!
Hai người vừa nói xong liền uống cạn ly rượu. Nữ nhân lại chế rượu vào cái chén rỗng. Hiromasa vừa nhìn nữ nhân vừa thì thầm.
– Chẳng biết đến đây từ bao giờ nhỉ?
Hiromasa thở dài.
– Không biết chuyện gì?
– Ta đang nghĩ là không biết trong nhà này có bao nhiêu kẻ là con người nhỉ? Lúc nào cũng thấy toàn những người mới.
– Thế chẳng phải là chuyện hay sao?
Vừa đáp, Seimei vừa nhón đũa lên món cá nướng trên đĩa.
– Cá hương à?
– Ừ, vừa sáng nay có kẻ mang đến bán. Cá hương ở sông Kamogawa đấy!
Seimei nhón đũa gắp lấy miếng thịt trên mình con cá lớn bằng bắp tay. Từ chỗ rạch trên mình con cá khí nóng bốc lên. Cánh cửa lùa trong phòng mở toang, từ đó nhìn ra ngoài thấy được khu vườn lúc nãy.
***
Nữ nhân vừa lui ra ngoài, Hiromasa lại quay lại câu chuyện.
– Ta tiếp nào! Thế nào gọi là bùa chú?
– Thế này…
Seimei vừa nuốt ngụm rượu vừa cất tiếng.
– Đừng cao kỳ như thế chứ!
– Thế quan bác có biết câu chú ngắn nhất trên đời này là gì không?
– Câu chú ngắn nhất ư?
Hiromasa suy nghĩ một chặp rồi đáp.
– Đúng là ta phải suy nghĩ. Seimei, hãy nói đi.
– Ừ, câu chú ngắn nhất trên đời chính là tên gọi.
– Tên gọi ư?
– Đúng thế. Ví như ta đọc câu chú gọi lửa, lửa xuất hiện. Ta gọi tên kẻ hầu, kẻ hầu xuất hiện. Ngoài đường, ta họi tên quan bác, quan bác quay lại. Hiệu quả chẳng khác nào đọc chú cả!
Seimei gật gù giảng giải.
– Chẳng hạn như tên quan bác là Seimei, tên ta là Hiromasa ư?
– Đúng thế! Những cái tên như núi non sông biển, cây cối, côn trùng đều là một loại bùa chú cả.
– Ta không hiểu.
– Nói tóm lại là thế này, chú thuật tức là thứ trói buộc vạn vật.
– …..
– Và tên gọi chính là cái trói buộc cái cốt lõi cơ bản nhất của vạn vật vạn sự trên đời.
– …..
– Giả sử trên đời này có cái chẳng có tên gì cả thì tức là nó chẳng là gì cả, mà cũng có thể nói là nó chẳng hề tồn tại.
– Quan bác nói điều khó hiểu quá!
– Chẳng hạn như tên quan bác là Hiromasa. Cả quan bác và ta đều là người nhưng quan bác là người bị trói buộc với câu chú Hiromasa còn ta bị trói buộc bởi câu chú là Seimei.
Nhưng Hiromasa vẫn ngây mặt tỏ vẻ không hiểu.
– Có phải là nếu ta không có tên thì trên đời này không có kẻ là ta không?
– Không, quan bác vẫn tồn tại đấy thôi. Chỉ có điều cái tên Hiromasa kia thì không.
– Hiromasa tức là ta, thế nên chẳng phải là nếu không có Hiromasa tức là chằng có ta ư?
Seimei khẽ lắc đầu, chẳng phủ nhận mà cũng không thừa nhận.
– Trên đời có những thứ mắt trần chẳng thấy được và ta cũng có thể trói buộc chúng bằng câu thần chú gọi là tên.
– Ồ.
– Có người đàn ông cảm thấy nhớ nhung một người đàn bà và người đàn bà cũng thương nhớ người đàn ông đó. Nếu đặt tên để nắm bắt được cảm giác đó thì ta gọi là tình yêu.
– Hahahaaaa
Hiromasa gật đầu nhưng cũng tỏ vẻ chưa lấy gì làm hiểu lắm.
– Nhưng cho dù không gọi tên là tình yêu thì đàn ông vẫn cứ thương nhớ đàn bà, đàn bà cũng vẫn thương nhớ đàn ông chứ!
Hiromasa lại nói.
– Thì hẳn nhiên rồi.
Seimei vừa đáp vừa nhấm nháp chút rượu.
– Nhưng ta lại càng không hiểu.
– Thế thì ta đổi cách nói đi.
– Ừm.
– Hãy nhìn ra vườn kìa.
Seimei đưa tay chỉ ra mảnh vườn bên cạnh, nơi có dây Fuji nở hoa lúc nãy.
– Có thấy cây Fuji ngoài kia không?
– Có thấy!
– Ta gọi tên nó là Mitsumushi đấy.
– Gọi tên như thế ư?
– Tức là đã niệm chú lên nó rồi đấy.
– Thế thì làm sao nào?
– Hoa vẫn còn đang nở đấy.
– Quan bác chỉ toàn nói điều khó hiểu.
Hiromasa nói.
– Vậy là ta phải giải thích bằng chuyện nam nữ thì quan bác mới hiểu.
Seimei nói rồi đưa mắt nhìn Hiromasa.
– Hãy giải thích đi.
Hiromasa nói.
– Chẳng hạn như quan bác đang say mê một cô nương nào đó, quan bác cũng có thể dùng chú mà làm bất cứ điều gì cho cô nương ấy, chẳng hạn như hái vầng trăng trên trời kia xuống tặng!
– Hãy tiếp đi.
– Thì quan bác chỉ cần đưa tay chỉ mặt trăng mà nói rằng: hỡi người con gái ta yêu quý, ta tặng nàng vầng trăng kia. Thế là được rồi!
– Sao?!
– Nếu cô nương ấy đáp lời thì vầng trăng kia thuộc về cô ấy rồi đó.
– Đó là chú sao?
– Là thứ gần với chú nhất.
– Ta chẳng hiểu gì cả!
– Không hiểu cũng chẳng sao! Như có nhà sư ở núi Kouya kia định dùng chỉ một câu chân ngôn mà trói buộc, chú nguyện lên hết thảy vạn vật vạn sự trên đời này.
Trên khuôn mặt Hiromasa đã lộ vẻ chán nản.
– Này Seimei, quan bác lên núi Kouya gần một tháng là chỉ để bàn luận những chuyện này với nhà sư thôi sao?
– Ừ thì thế! Thực ra khoảng hai mươi ngày gì đấy.
– Ta chẳng hiểu gì về chú thuật cả.
Hiromasa đưa một ngụm rượu vào cổ họng.
– Này, trong lúc ta không có ở đây thì đã xảy ra điều gì hay ho thế?
Seimei hỏi.
– Chẳng phải là điều gì hay ho đâu, Tadami đã mất cách đây mười ngày rồi.
– Có phải là Mibu Tadami “tiếng đồn vang xa” không?
– Ừ, đúng! Chết đói đấy.
– Không ăn gì mà chết sao?
– Thì gần như thế.
Hiromasa đáp.
– Chuyện này xảy ra vào tháng ba năm nay.
– Ừm.
Chuyện mà hai người nói chính là hội thơ ca được tổ chức vào tháng ba năm nay tại cung điện Seiryo (18). Trong hội, thi nhân chia làm hai bên tả hữu mà ngồi rồi chọn đề, ngâm thơ phối hợp hai bên với nhau mà tranh cao thấp.
“Tiếng đồn vang xa” mà Seimei nhắc đến chính là khúc dạo đầu của bài ca mà Mibu Tadami ngâm ca rằng
Ôi mối tình ta
Tiếng đồn vang xa
Mà đã phai mờ
Ta thương người nhớ
Từ thuở còn thơ
(A)
Lúc đó có thi nhân tên là Taira no Kanemori làm một bài đáp lại rằng
Ta giữ riêng mình
Mối tình ngày nào
Mà sao thiên hạ
Bàn ra tán vào
Tiếng lòng lao xao
(B)
Cả hai bài đều cân sức cân tài khiến quan chấm giải là Fujiwara no Saneyori bối rồi không biết làm sao. Lúc này Thiên Hoàng Murakami đang ngồi xem bỗng thì thầm ” mối tình ngày nào” trong miệng. Thế là Fujiwara no Saneyori tuyên bố phần thắng thuộc về Kanemori. Vừa dứt lời thì Tadami bỗng ồ lên một tiếng rồi mặt thất sắc, xanh như tàu lá. Ít lâu sau, chuyện này trở thành đề tài đàm tiếu trong cung.
Kể từ đó, Tadami chẳng buồn ăn uống rồi cứ nằm lỳ trên giường, chẳng buồn ra khỏi dinh thự.
– Vậy là hình như cuối cùng đã cắn lưỡi mà chết thì phải.
– Không ngờ bề ngoài là kẻ hào hoa phong nhã thế mà bên trong tâm hồn lại đáng sợ thế kia.
Seimei thì thầm.
-Thật chẳng thể nào tin được lẹ có kẻ chỉ vì thua cuộc thi ca mà chẳng màn ăn uống gì sao?
Hiromasa uống từng ngụm rượu, nói một cách thăng trầm. Chặp sau lại tự tay mình rót thêm rượu vào cái chén đã cạn rồi nhìn Seimei, nói:
– Hình như bây giờ đã xuất hiện rồi.
– Xuất hiện?
– Vong linh của Tadami xuất hiện ở điện Seiryo.
– Ồ!
Seimei buột miệng.
– Bọn người hầu trong cung có mấy kẻ đều thấy. Chúng nói rằng trong đêm mưa phùn, Tadami khuôn mặt xanh ngắt, vừa đi vật vờ từ điện Seiryo sang điện Shishin, vừa lẩm bẩm ” Ôi mối tình ta, tiếng đồn vang xa”.
– Hay nhỉ?
-Hay gì mà hay?! Chuyện này đã mười ngày rồi.nếu chẳng may lọt đến tai Thiên Hoàng thì ngài lại sợ mà cho rời cung nữa thì khổ.
Nhìn khuôn mặt nghiêm nghị bất chợt của Hiromasa, Seimei chỉ gật gù mà vậy sao, vậy sao.
– Thế thì là chuyện gì nào, Hiromasa?
Seimei chợt cất tiếng,
– Chuyện gì là sao?
– Thì hãy nói đi. Chẳng phải là quan bác có chuyện gì muốn nói với ta sao?
– Sao quan bác lại biết?
– Thì trên mặt quan bác đã nói rõ thế rồi còn gì? Vì quan bác là người thành thật mà lại!
Câu nói hàm ý bông đùa của Seimei khiến Hiromasa nghiêm mặt.
– Thực ra là thế này.
Hiromasa gằn giọng.
– Năm đêm trước đã xảy ra chuyện hệ trọng với Thiên Hoàng. Cây đàn Huyện Tượng (19) đã bị trộm mất rồi.
– Ồ.
Seimei tay giữ nguyên ly rượu, nhoài người ra vẻ hứng thú.
Huyền Tượng chính là tên cây đàn Tỳ Bà nổi tiếng thời xưa. Nó nổi tiếng đến độ cái tên huyền Tượng được dùng để chỉ các loại nhạc khí danh tiếng. Cây đàn này vốn được truyền từ bên Tàu sang và là bảo vật trong kho cấm của Thiên Hoàng Daigo. Trong sách “Hồ Cầm giáo lục” quyển hạ có chép rằng thân đàn làm từ gỗ cây chỉ đàn, bụng đàn làm từ một loại cây quý, rắn chắc và bóng loáng.
– Mà cũng không biết là kẻ nào đã trộm nó như thế nào và từ bao giờ.
– Thế thì gay thật.
Khuôn mặt Seimei lộ một chút bối rối.
– Nhưng đêm hôm kia rõ ràng là ta có nghe thấy tiếng cây đàn Huyền Tượng ấy.
Xem thêm: Tìm hiểu về cách chơi Mậu binh
Tìm kiếm với từ khoá :
Share
04.12.2015, 20:57
Số 15☆ ~ Số 15 ca ~ ☆
Ngày tham gia: 14.10.2015, 23:36
Bài viết: 3082
Được thanks: 2108 lần
Điểm: 7.62
Tài sản riêng:
10 Re: [Sưu tầm] Âm Dương sư – Yumemakura Baku [HOÀN] – Điểm:Đang tải Player đọc truyện …
Tốc độ đọc truyện: 0.90 x
(Đóng góp ý kiến về player nghe đọc truyện)
Ba
Trong đêm trước, khi túc trực tại điện Seiryo thì Hiromasa có nghe thấy tiếng đàn Huyền Tượng và chuyện này cũng được nhắc đến trong sách “Konjaku monogatari”. Sách rằng ” người này (chỉ Hiromasa) đã tinh thông cái đạo quản huyền (20). Lúc xảy ra chuyện mất cây đàn Huyền Tượng thì đau buồn khôn xiết. Một lần, trong điện Seiryo, khi mọi người đều đã im lặng say ngủ, Hiromasa trong cơn mơ nghe thấy phương Nam có tiếng gảy đàn”.
Hiromasa tỉnh giấc, dỏng tai nghe thì quả nhiên là tiếng đàn Huyền Tượng quen thuộc. Hiromasa trong lòng thầm nghĩ phải chăng đấy là linh hồn u uẩn của Mibu Tadami vì thua trong hội thơ mà sinh lòng oán hận Thiên Hoàng Murakami rồi trộm cây đàn Huyền Tượng đem ra cổng Chu Tước phía Nam mà gảy. Hiromasa lại nghĩ hay có khi mình nghe nhầm chăng, nhưng mấy lần lắng tai nghe thì quả đúng là có tiếng Tỳ Bà, và âm sắc đó chính là cây Huyền Tượng không lầm vào đâu được. Hiromasa là người “đã tinh thông cái đạo quản huyền” thì chắc chắn không thể nào nghe nhầm.
Hiromasa lẫy làm quái lạ, không nói chuyện này với ai mà dẫn theo tên đồng tử hầu hạ bên mình, mình mặc áo thụng Noushi, chân đi giày da nai mà đi ra ngoài. Hai người đi từ phủ vệ môn xuống phía Nam, đến cổng Chu Tước nhưng tiếng đàn Tỳ Bà vẫn còn mãi ở phía trước. Hiromasa nghĩ rằng nếu không phải là ở cổng Chu Tước thì hẳn là quanh gốc cây Anh đào trước đây. Hẳn đây chẳng phải vong hồn của Tadami mà chỉ là tên kẻ trộm mang cây đàn Huyền Tượng leo lên cành Anh đào mà gảy. Nhưng khi đến dưới gốc Anh đào thì tiếng đàn giống như lúc nghe ở điện Seiryo, không to hơn mà cũng không nhỏ hơn. Hiromasa trong lòng nghi hoặc vì đây chẳng phải là điều mà con người có thể làm được. Tên đồng tử theo hầu bên cạnh cũng mặt mày xanh mét.
Hai người tiếp tục đi mãi về hướng Nam, một lúc sau thì đến được cổng thành Rajoumon.
Đây là cổng thành lớn nhất Nhật Bản, bề rộng chín gian bảy thước (21), chiều cao thì vun vút tận bầu trời đen như mực.
Chẳng hiểu tự lúc nào mà mưa phùn mỏng như sợi sương đã giăng kín bốn phương. Bên trên vẫn nghe tiếng đàn Tỳ Bà. Bầu trời tối đen như mực. Tên đồng tử giơ đèn lên xem thì lờ mờ thấy cổng Rajoumon nhưng từ tầng hai thì đã tan biến hoàn toàn vào trong bóng tối, chẳng thấy gì hết. Từ trong bóng tối, tiếng đàn Tỳ Bà vang lên tăn tăn.
– Hay là ta về thôi.
Nhưng Hiromasa là người bộc trực thuần túy, đã đến được đây thì há nào lại quay về. Mà âm sắc của tiếng đàn lại vô cùng tuyệt diệu. Tuy chưa bao giờ được nghe khúc nhạc như thế nhưng từng tiếng đàn như rót vào lòng Hiromasa.
Tăn, tiếng đàn Tỳ Bà vang lên.
Tăn tăn.
Âm sắc vô cùng bi thống mà đẹp đẽ, trong sáng làm rung động lòng người. Thật là u, tịch, thanh, nhã.
– Quả là trên đời này vẫn còn nhiều bí khúc lắm thay. Hiromasa nghĩ thầm.
Hồi tháng tám năm ngoái có lần Hiromasa đã được nghe những bí khúc của đàn Tỳ Bà như khúc Lưu Tuyền, Trác Mộc (22). Người gảy đàn là lão pháp sư mù tên là Semimaru. Sau ba năm thường xuyên lui tới, cuối cùng Hiromasa cũng được lão pháp sư gảy cho nghe những bí khúc của mình.
Vào lúc ấy ở gần trạm kiểm soát Ousaka có một lão pháp sư mù lòa dựng am sinh sống. Lão nguyên là một chức quan trong cung. Lão pháp sư ấy là Semimaru. Lão chính là một danh nhân về Tỳ Bà, thiên hạ đồn rằng lão biết cả những khúc nhạc đã thất truyền mà bây giờ chẳng ai gảy được nữa như Lưu Tuyền và Trác Mộc.
Hiromasa vốn kẻ thông thạo đàn sáo nên khi nghe tin đồn về lão Semimaru thì quyết tâm muốn gặp cho bằng được. Hiromasa cho người đến Ousaka gặp lão Semimaru, rằng ” Tại sao ngài lại sống ở nơi chẳng ai ngờ đên như thế này? Thế ngài có muốn về kinh đô mà sống hay không?”
Semimaru nghe rồi không đáp mà gảy Tỳ Bà tăn tăn và ngâm rằng:
– Ở đời này thì nơi đâu mà chẳng sống được. Dù là điện ngọc lầu vàng hay nhà tranh vách đất thì chẳng phải đều là những thứ vô thường tạm bợ hay sao?
Lão Semimaru vừa gảy Tỳ Bà, vừa trút bầu tâm sự như thế vào tiếng đàn.
Hiromasa nghe được trong lòng hết sức cảm khái.
– Quả thật đời này vẫn còn người có tâm hồn như thế.
Thế là từ đó nảy sinh ý muốn được nghe tiếng đàn Semimaru mãnh liệt. Dù thế nào cũng muốn nghe cho bằng được. Thế nào cũng phải nghe cho bằng được mới thỏa lòng mong ước. Về phía lão pháp sư cũng tự nghĩ rằng chẳng biết mình sống được đến bao giờ. Vạn nhất có điều gì thì những bí khuc Lưu Tuyền, Trác Mộc lại hóa ra thất truyền cả.
Trong lòng Hiromasa vô cùng mong muông được nghe khúc Tỳ Bà do chính tay Semimaru gảy nhưng nếu đến gặp mà yêu cầu thì biết đây người ta lại chẳng bối rối mà nếu có gảy cho nghe thì cũng không biết tâm trạng như thế nào. Nếu được thì tốt nhất cứ để lão pháp sư tự bày tỏ nỗi lòng mình qua tiếng đàn.
Con người bộc trực này kể từ khi nghĩ như thế thì đêm nào cũng tìm đến gần am Semimaru bí mật chờ đợi, lòng thầm mong đêm nay người sẽ gảy, đêm nay người sẽ gảy.
Cứ thế mà được ba năm, không đêm nào Hiromasa không đến thăm am lão Semimaru. Đêm nào lòng cũng thấp thỏm chờ đợi. Đêm nay trăng đẹp thế này thì chắc tiền bối sẽ có hứng chơi nhạc, đêm nay côn trùng kêu thế này thì hợp với khúc Lưu Tuyền lắm. Cứ thế mà Hiromasa kiên nhẫn chờ đợi đến ba năm.
Đến năm thứ ba, đêm ngày mười lăm tháng tám, mặt trăng mờ huyền ảo, gió thổi nhè nhẹ. Trong ánh trăng mờ, Hiromasa bổng nghe có khúc tưng, tưng. Đó chính là khúc Lưu Tuyền mà đã có lần nghe văng vẳng một phần ở đâu đó. Hiromasa chú tâm lắng nghe. Trong bóng đêm mờ ảo, lão pháp sư hưng phấn vừa gảy Tỳ Bà vừa ngâm rằng.
Bão to nổi lên
Ở trại Ousaka
Mà ta cứ ngồi
Đến sáng hôm sau
Sách “Konjaku monogatari” chép rằng: Hiromasa nghe được trong lòng thương cảm vô hạn, mắt long lanh đoi hàng lệ.
Rồi lão pháp sư thì thầm như nói một mình.
– Đêm nay thật là một đêm đẹp giời. Trên đời này hẳn là chẳng có ai hiểu tấm lòng ta. Đêm nay cũng chẳng có khách tinh thông cái đạo Tỳ Bà đến thăm ta. Ôi, giá như có người như thế thì ta muốn được cùng hàn huyên câu chuyện đến sáng.
Hiromasa nghe vậy bất giác tiến ra thưa rằng
– Thưa tiền bối, người mà ngài muốn tìm hiện đang ở đây.
Vui mừng, hồi hộp, mặt thẹn như gấc chín, con người bộc trực này lễ phép tiến đến trước mặt Semimaru.
– Dám hỏi ngài là ai?
– Có thể tiền bối đã quên nhưng vãn sinh chính là Minamoto no Hiromasa, người đã từng mời ngài đến kinh đô đây mà.
– Ồ, hóa ra là…
Quả nhiên Semimaru cũng vẫn còn nhớ Hiromasa.
– Lúc nãy là khúc Lưu Tuyền nhỉ?
Hiromasa nói.
– Ngài là người am tường nhỉ!
Hiromasa nghe trong lời nói của lão pháp sư có lẫn cả nỗi vui mừng và kinh ngạc, bất giác tâm trạng hoan hỷ lên mây. Lão pháp sư như thỏa tấm lòng gặp tri kỷ, lấy đàn chơi hết bí khúc Trác Mộc cho Hiromasa nghe.
Nhưng khúc đàn lúc này Hiromasa nghe được ở cổng Rajoumon còn tuyệt diệu hơn cả Lưu Tuyền, Trác Mộc. Âm luật của nó vừa lạ lùng hết sức, vừa lâm li bi thống trần ai. Trong lúc cảm động, bất chợ lại nhớ đến chuyện gặp gỡ dưới ánh trăng năm xưa.
Hiromasa mải lắng tai nghe khúc Tỳ Bà từ trong bóng tối trên đầu vọng xuống, mãi một lúc mới cất tiếng:
– Dám hỏi người đang chơi đàn Tỳ Bà trên cổng thành Rajoumon là vị nào vậy? Âm sắc đó chính là của cây đàn Huyền Tượng bị mất trong cung đêm trước. Đêm nay tiểu sinh nghe được âm thanh của đàn tại điện Seiryo, bị nó quyến rũ mà đến tận đây. Nhưng cây đàn Tỳ Bà đó chính là bảo vật quan trọng của Thiên Hoàng…
Hiromasa vừa nói xong thì tiếng đàn ngưng bặt mọi thần khí đều biến mất. Ngọn đèn trên tay tên đồng tử cũng vụt tắt.
Bốn
– Thế là ta trở về.
Hiromasa nói với Seimei.
– Đó là chuyện đêm kia sao?
– Ừm.
– Thế còn đêm qua?
– Thực ra là đêm qua cũng vẫn nghe tiếng đàn.
– Thế có đi không?
– Có đi. Nhưng lần này là đi một mình.
– Đến cổng Rajoumon?
– Ừm. Ta đi một mình, lắng nghe tiếng đàn. Kẻ chơi được khúc đàn như thế chắc không phải là con người. Nhưng khi vừa cất tiếng thì tiếng đàn liền ngưng bặt, lửa cũng vụt tắt. Lần này ta đã chuẩn bị trước nên lại thắp đèn được ngay rồi leo lên.
– Leo lên cổng Rajoumon á?
– Đúng thế!
Hiromasa quả là kẻ can đảm ơn người. Bốn bề tối đen như mực. Cho dù đối phương có là con người đi nữa thì khi vừa trèo lên, nếu bị đối phương chém từ trên xuống thì khó lòng tránh được.
– Nhưng rồi ta lại thôi.
Hiromasa nói.
– Không leo lên nữa á?
– Ừ. Khi leo lên nửa chừng thì chợt có tiếng thét.
– Tiếng thét?
– Chằng biết là tiếng con người hay tiếng dã thú gầm rống nữa nhưng đáng sợ lắm!
Hiromasa nói tiếp.
– Ta vừa nhìn lên bên trên tối đen, vừa nhoài người leo lên thì bỗng có vật gì từ trên rơi vào mặt.
– Vật gì?
– Khi vừa leo xuống nhìn kỹ xem thì hóa ra là một con mắt người đã thối rữa cả rồi. Giống như là đào xới từ ngôi mộ nào lên vậy!
Thế là dũng khí leo lên bỗng tiêu tan hết, Hiromasa nói.
– Nếu cứ cố leo lên thì có khi cây đàn lại bị phá hỏng mất.
– Thế quan bác cần ta có chuyện gì?
Seimei hỏi.
Lúc này bình rượu và đĩa cá đã trống trơn.
– Đêm nay đi không?
– Lại đi sao?
– Ừ, đi!
– Thiên Hoàng ngài có hay chăng?
– Không hề. Chuyện này ta giấu chẳng cho ai hay. Còn tên đồng tử thì có cạy miệng nó cũng không nói.
– Hừm…
– Chắc bên trên cổng thành không phải là người.
Hiromasa nói.
– Không phải là người thì làm sao nào?
– Ta không biết. Chắc là quỷ. Nhưng dù gì nếu không phải người thì là nghề của Seimei mà.
– Không phải là người thì làm sao nào?
– Ta không biết. Chắc là quỷ. Nhưng dù gì nếu không phải người thì là nghề của Seimei mà.
– Hóa ra là vậy à?
– Thực ra là ngoài chuyện lấy lại cây đàn, ta còn muốn nghe lại tiếng Tỳ Bà đó nữa.
– Vậy thì đi thôi.
– Ồ!
– Nhưng thế này được chăng?
– Sao?
– Ta mang theo rượu!
– Mang rượu theo?
– Ta muốn vừa uống rượu vừa nghe Tỳ Bà.
Nghe Seimei nói, Hiromasa lặng thinh một chặp rồi nhìn bạn chằm chằm, thì thầm
– Vậy thì đi thôi!
– Đi thôi.
Mọi chuyện của đêm đó là như thế.
Năm
Đêm đó ba người tập trung dưới gốc cây anh đào phía trước điện Shishin. Mãi một lúc sau Seimei mới xuất hiện trong bộ thường phục Kariginu trắng phông phênh, tay trái mang lủng lẳng chiếc bình rượu buộc cẩn thận bằng sợi dây. Seimei chân đi giày nhẹ da đen, tay phải mang đèn lồng nhưng không thắp lên. Lúc này, Hiromasa đã đứng đợi sẵn dưới gốc Anh đào, ăn vận uy nghi lẫm liệt như sắp ra trận. Hiromasa mình mặc triều phục, đầu đội mão, hông trái mang thái đao lưỡi to, tay phải mang cánh cung, vai đeo bó tên.
– YAA!!
Seimei thét to.
– OU!!
Hiromasa đáp lại.
Bên cạnh Hiromasa còn có một lão pháp sư dáng người nhỏ nhắn, lưng đeo chiếc đàn Tỳ Bà buộc dây.
– Vị tiền bối này là Semimaru.
Hiromasa giới thiệu lão pháp sư với Seimei.
Seimei đến trước mặt lão, cúi đầu thi lễ.
– Ngài chính là Seimei?
– Vâng, vãn bối chính là Seimei, Âm Dương sư trong triều.
Ngữ điệu của Seimei lễ phép, cử chỉ lại điềm đạm an tĩnh. Cách nói chuyện cũng thật đàng hoàng, phẩm cách hơn hẳn khi chỉ có hai người với Hiromasa.
– Vãn bối có nghe Hiromasa cho hay về tiền bối.
– Lão cũng có hay chuyện của ngài từ Hiromasa.
Lão pháp sư cúi đầu, cái cổ nhỏ nhắn như cổ hạc.
– Ta có nói chuyện đương đêm nghe tiếng Tỳ Bà với tiền bối thì người bảo rằng cũng muốn nghe thử xem sao.
Hiromasa nói.
Seimei đưa mắt nhìn Hiromasa.
– Hằng đêm quan bác đều ra ngoài ăn vận như thế này sao?
– Ồ, không không! Vì đêm nay còn có người khác mà. Nếu chỉ có một mình thì không cần đến như thế này đâu.
Hiromasa vừa dứt lời thì có một giọng đàn ông vọng lại từ phía điện Seiryo. Giọng nói nghe u uất, đau khổ “ Ôi mối tình ta…”
Khi giọng nói đến gần thì trong đêm tối cũng nhìn thấy một bóng trắng nhợt nhạt xuất hiện từ phía Tây điện Shishin. Từng sợi mưa mỏng hơn lụa giăng kín bầu không khí lạnh ngắt như sương đêm. Bóng trắng hình người như được tạo thành từ những sợi mưa không chạm đất.
“Tiếng đồn vang xa…”
Bóng âm hồn mình mặc lễ phục của quan văn trắng toát, đầu đội mão, hông đeo kiếm, vạt áo phía sau kéo lê dưới đất, lởn vởn quanh gốc cam trong sân.
– Là Tadami sao?
Seimei thì thầm
– Seimei!
Hiromasa nhìn Seimei.
– Âm hồn vì chấp ngã như thế mà hiện ra. Thôi thì cứ kệ đi.
“Ta thương người nhớ, từ thưở còn thơ”
Bóng trắng hát xong rồi biến mất trước điện Shishin cùng với bầu không khí lung linh tan biến vào trong bóng đêm.
– Thật là giọng hát não nề.
Lão Semimaru thì thầm.
– Hẳn đó cũng là quỷ thôi.
Seimei nói.
Rồi chẳng bao lâu sau nghe thấy tiếng đàn Tỳ Bà vang lên. Seimei vỗ tay, từ trong bóng tối đằng xa hiện ra một bóng nữ nhân nhẹ nhàng. Mỹ nữ khoác chiếc áo mười hai lớp bồng bềnh màu hoa Fuji đến trước mặt Seimei.
– Nàng Mitsumushi này sẽ dẫn đường cho chúng ta.
Nữ nhân đưa cánh tay trắng toát ra đón lấy chiếc đèn lồng từ tay Seimei.
Lửa được thắp lên.
– Mitsumushi?
Hiromasa nói.
– Này, tên cô nương có phải là cái tên được đặt cho cây Fuji già sáng nay không?
Hiromasa chợt nhớ đến mùi hương ngọt ngào và màu sắc của chùm hoa Fuji duy nhất còn sót lại trong vườn dinh thự khi đến thăm Seimei sáng nay. Mùi hương ấy toát ra từ cô gái trước mặt, lan tỏa vào trong khí đêm lạnh lẽo rồi thoảng đến khoang mũi Hiromasa.
– Là shikigami à?
Hiromasa vừa dứt lời thì Seimei mỉm cười, thì thầm:
– Là chú đó!
Hiromasa nhìn khuôn mặt kia rồi bật ra tiếng thở dài:
– Thật là người lạ lùng.
Hiromasa nhìn Seimei đã đưa ngọn đèn cho nữ nhân, rồi quay lại nhìn ngọn đèn trên tay mình. Lão Semimaru không mang đèn. Trong ba người chỉ có mỗi mình Hiromasa là cầm đèn.
– Hình như ta là người duy nhất cầm đèn thì phải.
– Vì lão là người mù nên không cầm. Đêm hay ngày thì cũng giống nhau mà thôi.
Lão Semimaru thì thầm.
Trong màn mưa lạnh như sương giăng trên không, Mitsumushi lặng lẽ cất bước kéo lê chiếc áo màu hoa Fuji.
Tăn.
Có tiếng đàn Tỳ Bà vang lên.
– Ta đi thôi.
Seimei nói.
Sáu
Abe no Seimei tay mang bình rượu lủng lẳng đi trong cơn mưa phùn lạnh ngắt của buổi đêm, thỉnh thoảng lại đưa bình rượu lên môi nốc từng ngụm. Hình như là rất khoan khoái với tiếng đàn Tỳ Bà và tình cảnh đêm nay.
– Hiromasa, quan bác làm một ngụm đi!
Seimei nói.
– Không cần.
– Sợ uống say rồi bắn tên không trúng hả?
Ban đầu Hiromasa cũng từ chối nhưng chặp sau cũng bắt đầu uống theo lời chọc ghẹo của Seimei.
Tiếng đàn vẫn cứ vang lên thống thiết, não nùng. Lão Semimaru tự nãy giờ vẫn cứ lặng thinh, vừa đi vừa lắng nghe tiếng đàn.
– Khúc đàn này lần đầu lão nghe được nhưng quả thật là thống thiết lắm!
Lão thì thầm.
– Thật là âm điệu làm não lòng người.
Hiromasa vừa nói vừa vác cánh cung lên vai.
– Chắc là âm luật của nước lạ.
Seimei vừa nói vừa đưa bình rượu lên môi.
Cây cỏ trong đêm âm thầm tỏa hương.
Đi một chặp cả bọn đã đến dưới cổng thành Rajoumon, cả bốn người lặng người dõi tai nghe từng tiếng đàn vọng từ trên cổng xuống. Đang mải lắng nghe thì đột nhiên khúc đàn biến hóa bất thường. Một chặp sau mới thấy lão Semimaru thì thầm
– Khúc nhạc này lão có biết qua.
– Tiền bối nói sao?
Hiromasa nhìn lão Semimaru.
– Trước đây khi lão còn trong triều, có vị quan nọ gảy một khúc nhạc không biết tên, và lão nghĩ rằng đó chính là khúc nhạc này.
Lão Semimaru nói rồi tháo chiếc đàn Tỳ Bà trên vai, ôm ngang tay rồi bắt đầu gảy.
Tưng.
Lão Semimaru tay bấm dây cho hợp với âm thanh vọng từ trên cổng xuống.
Tăn, tăn.
Âm sắc của hai chiếc đàn bắt đầu quấn quýt lấy nhau. Lúc đầu tiếng đàn của lão nghe còn rời rạc, nhưng khi âm thanh vang lên cổng thành thì từ bên trên tiếng Tỳ Bà vọng xuống lặp lại. Và mỗi lần lặp lại thì tiếng đàn bên dưới càng lúc càng bớt rời rạc hơn. Đến mấy làn sau thì tiếng đàn trên cổng thành và tiếng đàn bên dưới đã hòa thành một. Âm sắc của hai cây đàn giờ đây đã hợp nhất hài hòa, tan chảy vào nhau, vang vọng trong màn đêm.
Lão Semimaru nhắm nghiền đôi mắt mù lòa, dường như đang say sưa theo đuổi cảm xúc đang trào dâng trong lòng theo từng tiếng đàn. Khuôn mặt lão lộ rõ một niềm hoan hỷ tột cùng.
– Ta thật là kẻ hạnh phúc, Seimei ạ!
Hiromasa thì thầm, mắt long lanh hai hàng lệ.
– Là thân phận con người mà được nghe tiếng Tỳ Bà thế này thì thật chẳng còn điều gì để mong ước cả.
Tăn, tăn.
Tiếng đàn bay vút lên tận trời đêm.
Rồi lại có tiếng dã thú ban đầu hòa lẫn với tiếng đàn, nhưng dần dần lại tách bạch rõ ràng, lớn hẳn lên. Tiếng dã thú vọng từ trên cổng thành xuống. Kẻ ngồi trên cổng thành vừa gảy đàn vừa gầm rống. Rồi chẳng biết tự bao giờ mà âm thanh của hai cây đàn bỗng im bặt, chỉ còn tiếng gầm rú vang vọng trong đêm tối.
Trên khuôn mặt lão Semimaru lúc này vẫn còn biểu lộ niềm hân hoan lúc nãy như đang mải đuổi theo dư âm của tiếng đàn. Lão ngước cặp mắt mù lòa lên trời. Trong tiếng gầm rống đã bắt đầu nghe rõ lời nói của một con người. Rõ ràng là tiếng của một nước lạ.
– Không phải là ngôn ngữ của người Trung Thổ.
Seimei nói. Rồi một chặp sau khi lắng tai nghe kỹ lại thêm rằng:
– Là tiếng Thiên Trúc.
Thiên Trúc tức là nước Ấn Độ ngày xưa.
– Quan bác biết thứ tiếng đấy à?
Hiromasa hỏi.
– Ừ thì chỉ một chút.
Seimei nói thêm rằng vì quen biết nhiều thầy tăng nên cũng học được từ họ một ít.
– Nó nói gì thế?
Seimei lại dõi theo tiếng nói trên không rồi đáp.
– Nó nói là buồn quá, đau khổ quá. Rồi lại nói rằng vui quá. Rồi hình như có nhắc đến tên một người phụ nữ nào đó thì phải.
Tiếng Thiên Trúc tức là tiếng Ấn Độ cổ hay còn gọi là tiếng Phạn. Kinh điển Phật giáo nguyên thủy được viết bằng tiếng Phạn này nhưng những kinh điển được sinh ra ở Trung Quốc sau này phần nhiều được dịch lại sang âm Hán. Thời Heian ở Nhật cũng có mấy người nói được tiếng Phạn và thực tế là người Thiên Trúc cũng có đến sống ở Nhật thời kỳ này.
– Tên một người phụ nữ ư?
– Hình như là Surya hay Suria gì đấy.
Seimei ngước gương mặt lạnh lùng nhìn lên cổng thành Rajoumon. Ánh đèn chỉ chiếu đến một phần cổng thành, phía trên nữa vẫn còn chìm trong bóng tối.
Seimei cất tiếng nói vọng lên tầng hai của cổng thành đang bị bóng tối vây quanh. Seimei dùng thứ tiếng lạ kia, tức thì tiếng rên rỉ nín thinh.
– Quan bác nói gì với nó thế?
– Ta nói rằng tiếng đàn hay lắm!
Chẳng lâu sau có tiếng nói từ trên vọng xuống.
– Hỡi những người đã chơi âm nhạc của nước tôi, nói tiếng nói của chúng tôi, các vị là ai?
Giọng nói có phần nhài nhại nhưng rõ ràng là tiếng Nhật không lẫn vào đâu được.
– Chúng tôi là những người phục vụ trong Hoàng cung tại nơi kinh thành này.
Seimei nói.
– Tên là gì?
Giọng nói bên trên vọng xuống.
– Minamoto no Hiromasa.
Hiromasa đáp.
– Minamoto no Hiromasa là người đã đến đây hai đêm liền? Giọng nói lại vọng xuống.
– Đúng thế!
Hiromasa đáp.
– Lão là Semimaru.
Lão Semimaru nói.
– Semimaru, lão là người gảy đàn Tỳ Bà phải chăng?
Giọng nói vừa dứt thì Semimaru gảy một tiếng đàn thay cho lời đáp.
– Còn ta là Masanari.
Seimei vừa dứt lời thì Hiromasa đã đưa mắt nhìn đầy vẻ nghi ngờ. Ánh mắt như muốn hỏi tại sao Seimei lại nói dối tên mình chứ?!
Seimei ngước khuôn mặt bình thản như không nhìn lên cổng thành.
– Còn một người nữa là…
Giọng nói còn chưa dứt thì bổng đổi điệu như chợt nhận ra điều gì.
– Chẳng phải là con người nhỉ?
– Đúng thế!
Seimei đáp.
– Là tinh linh à?
Seimei gật đầu.
Dường như kẻ ngồi trên cổng thành đã thấy rõ hết mọi sự bên dưới.
– Thế người có tên không?
Seimei cất tiếng hỏi.
– Kandata.
Kẻ bên trên đáp, giọng líu ríu.
– Tên người nước ngoài à?
– Đúng thế. Tôi sinh ra ở nơi mà các vị gọi là nước Thiên Trúc.
– Ngươi chẳng còn là người trên đời này phải không?
– Vâng.
Kandata đáp.
– Thế thân phận ra sao?
– Tôi vốn là một nhạc sư lang thang, con trai của một tỳ thiếp của quốc vương một đất nước nhỏ. Một lần đất nước tôi bại trận trong cuộc chiến với nước láng giềng, thế là tôi lang thang từ đó. Từ nhỏ tôi đã say mê với âm nhạc dơn việc học võ nghệ, đến năm mười tuổi thì thông thạo hết mọi loại nhạc khí, Thứ tôi chơi giỏi nhất chính là nguyệt cầm năm dây.
Trong giọng nói có chút âm hưởng của sự nuối tiếc.
– Thế là tôi chỉ cắp mỗi chiếc đàn nguyệt cầm, lang thang mãi rồi đến Trung Thổ. Tôi trải qua thời gian dài nhất đời mình ở đó. Tôi đến đất nước này một trăm năm mươi năm trước theo thuyền của hòa thượng Kukai (23) .
– Ra là thế!
– Tôi chết cách đây một trăm mười tám năm. Lúc đó tôi làm đàn Tỳ Bà ở gần chùa Pháp Hoa nơi kinh đô Heijou (24). Một đêm nọ, có kẻ trộm lẩn vào nhà rồi hắn chặt mất đầu tôi.
– Thế thì tại sao lại ra nông nỗi này?
– Tôi luôn mong ước trước khi chết được tận mắt nhìn thấy quê hương mình lần nữa. Là kẻ bị đuổi khỏi đất nước mình, lưu lạc đến xứ lạ nên thường than khóc. Chính vì chấp niệm như vậy nên linh hồn chẳng được siêu thoát.
– Hóa ra là vậy.
Seimei gật gù, rồi lại cất tiếng.
– Nhưng này, Kandata.
– Vâng?
– Tại sao ngươi lại lấy trộm cây đàn Huyền Tượng?
– Thực ra cây đàn này là do chính tay tôi làm ra khi còn ở Trung Thổ.
Kẻ trên cổng thành đáp, giọng buồn rầu. Vừa nghe, Seimei thở dài.
– Thật vậy sao?
– Thật là duyên nghiệp lạ lùng phải không ngài Masanari?
Kandata nói. Hắn đã gọi cái tên giả lúc nãy Seimei xưng. Nhưng không có tiếng đáp lại.
– Ngài Masanari?
Giọng nói hỏi lại. Hiromasa liếc mắt nhìn Seimei. Seimei chỉ tủm tỉm cười rồi nhìn lên cánh cổng tối đen.
– Cây đàn Huyền Tượng này có thể trước đây là vật của ngươi nhưng giờ đây nó là vât của chúng ta. Người có thể trả lại cho chúng ta chăng?
Hiromasa ngước mắt nhìn lên, hỏi như chợt nhớ ra điều gì.
– Trả lại không phải là việc khó nhưng…
Giọng nói nhỏ nhẹ rồi trầm mặc một lúc rồi tiếp.
– Nhưng ngược lại ta có điều muốn thỉnh cầu các vị.
– Là điều gì?
– Nói ra thật xấu hổ nhưng một lần nọ lẻn vào trong cung, tôi đã thương thầm nhớ trộm một nữ quan…
– Nghĩa là sao?
– Nữ quan đó trông hệt như người vợ thương yêu tôi lấy năm mười sáu tuổi.
-…
– Thực ra là vì thương nhớ, muốn gặp ngươi nữ quan đó nên đêm nào cũng lẻn vào trong cung, thế rồi phát hiện cây đàn Huyền Tượng này.
Không có tiếng đáp lại.
– Tôi có đủ sức mạnh để chiếm lấy nữ quan đó cho riêng mình nhưng lại không thể làm thế. Vì vậy mà tôi trộm lấy cây đàn này, đương đêm vừa tưởng nhớ đến người vợ Surriya của mình vừa gảy đàn để xoa dịu nỗi lòng.
– Thế thì…
– Xin các ngài hãy lựa lời khuyên giải cô nương ấy mà đến chỗ tôi. Chỉ một đêm thôi là đủ. Xin các ngài cho phép tôi giao tình với cô nương ấy chỉ có một đêm thôi. Nếu được như thế thì sáng hôm sau tôi sẽ trả cô nương ấy về rồi tôi lập tức rời khỏi chốn này…
Vừa dứt lời thì dường như chủ nhân của giọng nói nọ vỡ òa ra khóc.
– Chúng ta hiểu rồi.
Hiromasa đáp.
– Chúng ta sẽ trở về bẩm chuyện này lên Thiên Hoàng. Nếu ước nguyện của ngươi được chấp thuận thì đêm mai cũng vào giờ này sẽ mang cô nương ấy đến đây.
– Xin đa tạ các vị.
– Thế cô nương ấy có đặc điểm gì?
– Đó là nữ quan xinh đẹp tên là Tamakusa, người trắng trẻo, giữa trán có nốt ruồi đen.
– Nếu ước nguyện của ngươi được chấp thuận thì trưa ngày mai ta sẽ bắn mũi tên này vào chỗ ngươi. Còn nếu không được chấp thuận thì ta sẽ sơn đen mà bắn vào.
– Xin đa tạ các ngài.
Giọng nói đáp lại.
– Mà, này!!
Seimei tự nãy giờ vẫn im lặng bất chợt lên tiếng.
– Ngươi có thể gảy lại khúc đàn lúc nãy được không?
– Chơi lại?
– Ừm.
– Như thế không có gì khó cả. Đáng lý ra tôi phải xuống dưới đất mà gảy nhưng vì hình dung dữ tợn sợ làm kinh động đến các ngài mà ngồi trên thành vậy.
Giọng nói đáp lại rồi tiếng đàn lại vang lên. Dư âm của tiếng đàn không tan biến đi mà giăng trong không khí như tơ nhện. So với âm sắc lúc nãy thì tiếng đàn lúc này có phần tinh tế vi diệu hơn.
Mitsumushi tự nãy giờ vẫn đứng yên bỗng nhiên cúi xuống đặt chiếc đèn xuống đất rồi nhẹ nhàng giơ cánh tay trắng ngần lên không trung. Cánh tay xoay chuyển thanh thoát, Mitsumushi đứng dậy bắt đầu múa theo tiếng đàn.
– Ồ…
Hiromasa không khỏi trầm trồ, say sưa.
***
Tiếng đàn đã im bặt và vũ điệu cũng đã chấm dứt. Tức thì giọng nói lại từ trên vọng xuống.
– Thật là một vũ điệu tuyệt vời. Đêm nay xin được cho các ngài thấy năng lực của tôi, đề phòng vạn nhất…
– Vạn nhất điều gì?
– Vạn nhất ngày mai các ngài có biểu hiện bất thường..
Giọng nói còn chưa dứt thì một đốm sáng xanh từ trên cổng Rajoumon nhẹ nhàng đáp xuống người Mitsumushi. Vừa bị đốm sáng vây lấy, trong chốc lát khuôn mặt Mitsumushi đã lộ vẻ đau đớn tột độ, mồm há hốc lộ cả hàm răng trắng rồi biến mất cùng đốm sáng.
Từ trong ngọn đèn đặt trên đất như có vật gì nhẹ nhàng bay lên không rồi lại đáp xuống đất. Seimei tiến tới nhặt lên xem thì là một cánh hoa Fuji đã nhạt màu.
– Xin các vị bảo trọng.
Giọng nói trên cao như trút xuống, rồi lại im bặt trong màn đêm. Trong bóng tối lúc này chỉ còn lại dư âm của im lặng và những sợi sương mỏng như lụa giăng ngang.
Seimei tay phải kẹp lay xánh hoa Fuji áp vào đôi môi đỏ như son. Trên đôi môi ấy bỗng nở một nụ cười bí ẩn. [/code]
Tìm kiếm với từ khoá :
Share
Hiển thị bài viết từ : Sắp xếp theo
Trang 1/2
[ 4 bài ]
Chuyển đến trang
1,2Trang sau
Chuyển đến :
Đang truy vấn
Không có thành viên nào đang truy cập
Điều hành
Số 15, Thử việc Box Truyện phương Đông
Bạn không thể tạo đề tài mới
Bạn không thể viết bài trả lời
Bạn không thể sửa bài của mình
Bạn không thể xoá bài của mình
Bạn không thể gởi tập tin kèm