Nhạn Môn Quan nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, cách thành phố Hân Châu, tỉnh Sơn Tây Trung Quốc 20 km về phía Bắc và là cửa ải trọng yếu của Vạn Lý Trường Thành thời xưa. Vùng đất này do nằm lọt thỏm giữa hai bờ vách núi dựng đứng với địa thế cực kỳ hiểm trở và nơi đây lại có rất nhiều chim nhạn nên được đặt tên là Nhạn Môn Quan, hàm ý chỉ có những con chim nhạn, chim én mới bay vượt qua được cửa ải hùng vĩ này.
Nhạn Môn Quan được Hoàng đế Tần Thủy Hoàng (259 – 210 TCN) xây dựng để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược của các bộ lạc phía bắc, nhưng cửa ải này chỉ chính thức được xây dựng dưới thời nhà Đường (618-907). (Ảnh: Baidu) |
Cửa ải hùng vĩ này rất nổi tiếng và được nhiều người biết đến qua điển tích Chiêu Quân cống Hồ – nàng Vương Chiêu Quân quay mặt về cố quốc, gảy khúc đàn ly biệt trước lúc vượt ải làm cống thần cho giặc Hung Nô…(Ảnh: Baidu) |
…hay với những khán giả của Thiên Long bát bộ thì không thể quên đây chính là nơi anh hùng Kiều Phong gieo mình xuống vực để bảo vệ hòa bình 2 nước Tống – Liêu trong tiểu thuyết Kim Dung. (Ảnh: Baidu) |
Đến với Nhạn Môn Quan bạn không chỉ được hồi tưởng lại về những địa danh huyền thoại trong các tác phẩm tiểu thuyết, mà còn được tận mắt chứng kiến một trong những cứ điểm quân sự quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc – nơi từng diễn ra rất nhiều trận đánh lớn nhỏ trong suốt hàng nghìn năm lịch sử.
Xem thêm: Cách chơi tài xỉu ku casino
Đến với Nhạn Môn Quan khá dễ dàng, bạn có thể đi bằng ô tô, tàu hỏa hoặc tàu cao tốc. (Ảnh: Baidu) |
Được mệnh danh là “cửa ải số 1 Trung Quốc”, Nhạn Môn Quan không những đẹp, trầm tích mà nó còn là 1 căn cứ quân sự quan trọng đối với Vạn Lý Trường Thành cũng như trong lịch sử của đất nước Trung Hoa. (Ảnh: Baidu) |
Những vết tích lịch sử in hằn trên cổng thành, gợi nhớ chúng ta quay trở lại một thời loạn lạc của chiến tranh. Phía đông có 1 cửa, phía tây có 2 cửa tất cả đều được xây dựng bằng những khối đá khổng lồ từ tây sang đông dài 5 km. (Ảnh: Baidu) |
Cổng tây ở Nhạn Môn Quan có 2 cửa phụ 1 cửa chính, được xây dựng bằng những viên gạch khổng lồ, dáng vẻ hiên ngang. Ở cánh cửa cổng được khắc riêng chữ “Tian Xian – Di Li” tức là nơi có vị trí hiểm yếu, đắc địa. (Ảnh: Baidu) |
Ở cổng phía đông thì có một tháp cổ, trước đây ở Nhạn Môn Quan có rất nhiều tháp cổ nhưng đa số đều bị cháy, thiêu rụi trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản. (Ảnh: Baidu) |
Miếu thờ nhà họ Dương ở cổng phía Tây, thờ Dương Nghiệp – vị quân sư khai quốc công thần thời Bắc Tống có công đánh thắng quân Liêu năm 981. (Ảnh: Baidu) |
Bức tượng của một trong các thành viên của nhà Dương Gia dọc theo con đường vào Nhạn Môn Quan. (Ảnh: Baidu) |
Hãy những pho tượng được điêu khắc tinh xảo, có niên đại lên tới hàng nghìn năm.(Ảnh: Baidu) |
Ngoài ra, trong hệ thống tường thành của Nhạn Môn Quan còn có 2 cửa ải rất quan trọng và cũng là điểm đến của rất đông khách du lịch là Ninh Vũ Quan và Pian Tou Quan, cho đến nay cả 2 đều được bảo tồn tốt và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Vạn Lý Trường Thành xưa kia.
Ninh Vũ Quan nằm ở vị trí vô cùng thuận lợi, là cửa ngõ quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Nhạn Môn Quan, phía bắc của nó là Đại Đồng, phía Nam là tỉnh Thái Nguyên, phía tây là Pian tou Quan và phía Đông là Nhạn Môn Quan. (Ảnh: Baidu) |
Ninh Vũ Quan được mệnh danh là Phượng Hoàng thành, do toàn bộ thành có hình dáng giống như Phượng Hoàng. Con hào ở phía bắc được ví như đầu Phượng Hoàng, 2 cánh cổng ở phía đông và tây như đôi cánh còn tháp Ying Xun ở phía nam thì như cái đuôi. (Ảnh: Baidu) |
Còn đây là Pian Tou quan nằm sát bên sông Hoàng Hà, là con đường phía tây trong hệ thống 3 tường thành. Vì địa hình của Pian Tou quan nhô lên về phía tây và đông nên nó được ví von như đầu của một người nhô ra phía trước. (Ảnh: Baidu) |
Pian Tou Quan tọa lạc tại phía tây bắc và đông của cửa sông Hoàng Hà, nhìn từ trên cao xuống hình dạng của Pian Tou Quan, Ninh Vũ Quan và Nhạn Môn Quan như hình của ba người anh em đang nắm tay nhau. (Ảnh: Baidu) |
Thời gian tốt nhất để ghé thăm Nhạn Môn Quan là từ tháng 5-10, khi hè sang thu đến, sắc trời nhuộm vàng lá úa. Đứng từ trên thành nhìn xuống, phóng tầm mắt ra dãy núi phía xa, du khách dễ có cảm giác buồn man mác, như hòa lòng mình vào cùng dòng lịch sử, cảm giác thời gian như ngừng lại, chạy qua trước cửa mắt mình. (Ảnh: Baidu) |
Lương Minh Phê