Tam quốc chí (giản thể: 三国志; phồn thể: 三國志; Wade-Giles: Sanguo Chih; bính âm: Sānguó Zhì), là một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc từ năm 189 đến năm 280, do Trần Thọ (陳壽) biên soạn vào thế kỉ thứ 3. Tác phẩm này hình thành từ các mẩu chuyện nhỏ kể về các nước Ngụy, Thục và Ngô của thời đại này, đồng thời là nền tảng cho cuốn tiểu thuyết lịch sử rất phổ biến là Tam quốc diễn nghĩa được viết vào thế kỉ 14. Tam quốc chí là một phần trong bộ Tiền tứ sử của tổng tập Nhị thập tứ sử, cùng với Sử ký, Hán thư và Hậu Hán thư.
Trần Thọ từng làm quan cho nhà Thục Hán, sau khi Thục Hán diệt vong, ông đến Lạc Dương làm quan cho nhà Tây Tấn. Trần Thọ đã căn cứ vào các sử liệu cơ bản như Ngụy thư của Vương Thẩm, Ngụy lược của Ngư Hoạ, Ngô thư của Vi Chiêu… để viết Tam quốc chí[1], thuật lại lịch sử Trung Quốc từ khởi nghĩa Khăn Vàng vào cuối thời Đông Hán đến khi Tây Tấn thống nhất Trung Quốc, tức từ năm Trung Bình thứ nhất đời Hán Linh Đế (184) đến năm Thái Khang thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (280). Tam quốc chí được chia làm 4 phần gồm 66 quyển: Ngụy quốc chí 30 quyển, Thục quốc chí 15 quyển, Ngô quốc chí 20 quyển, ngoài ra còn có 1 quyển Tự lục (lời tựa) nhưng đến nay đã bị thất truyền[2]. Lúc đầu ba tác phẩm Ngụy chí, Thục chí và Ngô chí tồn tại riêng rẽ, đến năm Hàm Bình thứ 6 thời Bắc Tống (1003) hợp nhất đổi tên thành Tam quốc chí.
Lập trường chính trị[sửa|sửa mã nguồn]
Trần Thọ là quan nhà Tấn, do đó phải lấy triều đại đã nhường ngôi cho Tấn là Tào Ngụy làm chính thống .
Đồng thời để tôn trọng sự thống trị của nhà Tấn, Tam quốc chí không viết liệt truyện về các nhân vật Tư Mã Ý, Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu (do được Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm truy tôn là Tấn Tuyên Đế, Tấn Cảnh Đế, Tấn Văn Đế)[4]. Ngoài ra, tác giả cũng lược bỏ không viết liệt truyện về nhân vật Khổng Dung.
Bạn đang đọc: Tam quốc chí – Wikipedia tiếng Việt
Bùi Tùng Chi chú thích[sửa|sửa mã nguồn]
Vào thời Đông Hán, sử học tiếp nhận ảnh hưởng từ trào lưu đơn giản hóa của kinh học nên xuất hiện trào lưu giản lược hóa các tài liệu lịch sử. Trong bối cảnh đó, đã xuất hiện Tam quốc chí của Trần Thọ với nội dung giản lược về thời đại Tam quốc. Sau khi Trần Thọ mất hơn trăm năm, nhiều sử liệu về thời Tam quốc xuất hiện, Tống Văn Đế thời Nam-Bắc triều thấy nội dung của Tam quốc chí quá sơ lược nên đã ra lệnh cho Bùi Tùng Chi chú thích[5]. Bùi Tùng Chi đã tập hợp các sử liệu để bổ sung các phần mà Tam quốc chí không chép hoặc chép thiếu bằng 6 phương pháp:
- Dẫn lời bàn luận của nhiều tác gia khác nhau để phân định phải trái.
- Tham khảo ý kiến của nhiều tác gia khác nhau để xét những điểm khác biệt, ngụy tạo.
- Sự việc trong các truyện đều kể rõ mọi đầu đuôi, uẩn khúc.
- Bổ sung các sự việc còn thiếu cho các truyện.
- Kể rõ cuộc đời của các nhân vật trong các truyện.
- Phụ thêm các nhân vật còn thiếu cho các truyện[6].
Các tài liệu đa phần mà Bùi Tùng Chi sử dụng để chú giải Tam quốc chí hoàn toàn có thể kể đến là :
Các tài liệu khác được Bùi Tùng Chi sử dụng để chú thích Tam quốc chí gồm có :
Theo thống kê của một số học giả, thì số tư liệu mà Bùi Tùng Chi dùng để chú giải Tam quốc chí là khoảng 240 loại, gấp 3 lần so với nguyên bản Tam quốc chí. Mã Niệm Tổ trong tác phẩm Thủy kinh chú đẳng bát chủng cổ tịch dẫn dụng thư mục vị biên cho rằng số tư liệu mà Bùi Tùng Chi sử dụng là 203 loại. Hiện nay, theo thống kê bản hiệu đính Tam quốc chí tại Trung Hoa thư cục đã phát hiện phần chính văn của Trần Thọ có 366657 chữ và phần chú thích của Bùi Tùng Chi có 320799 chữ. Tống Văn Đế đương thời gọi công việc chú thích của Bùi Tùng Chi là “bất hủ”. Các sử gia đời sau như Tư Mã Quang (thời Bắc Tống) khi biên soạn Tư trị thông giám đã tổng hợp các truyện ký trong Tam quốc chí của Trần Thọ và phần chú thích của Bùi Tùng Chi để miêu tả trận chiến Xích Bích.
Bản Tam quốc chí do Bùi Tùng Chi chú thích là bản thông dụng nhất hiện nay, còn gọi là Trần chí, Bùi chú.
Các tác phẩm hậu thế bổ trợ[sửa|sửa mã nguồn]
Tam quốc chí tập giải[sửa|sửa mã nguồn]
Lư Bật (1876 – 1967) đã tập hợp các phần chú thích, hiệu đính và khảo chứng Tam quốc chí của nhiều học giả ở các thời đại khác nhau, biên soạn thành Tam quốc chí tập giải.
Bổ sung phần chí[sửa|sửa mã nguồn]
Bổ sung phần biểu[sửa|sửa mã nguồn]
- Tạ Chung Anh, Tam quốc cương vực biểu, Tam quốc cương vực biểu nghi
- Chu Gia Du, Tam quốc kỷ niên biểu
- Tạ Chung Anh, Tam quốc đại sự biểu; Trương Thủ Thường, Tam quốc đại sự biểu bổ chính
- Vạn Tư Đồng trong Lịch đại sự biểu có Tam quốc đại sự niên biểu, Tam quốc Hán quý phương trấn niên biểu, Ngụy tướng tương đại thần niên biểu, Tam quốc chư vương thế biểu, Ngụy quốc tướng tương đại thần niên biểu, Ngụy tướng tương đại thần niên biểu, Ngụy phương trấn niên biểu, Hán tướng tương đại thần niên biểu, Ngô tướng tương đại thần niên biểu.
- Hoàng Đại Hoa, Tam quốc chí tam công tể phụ niên biểu
- Chu Minh Thái, Tam quốc chí thế hệ biểu; Đào Nguyên Trân, Tam quốc chí thế hệ biểu bổ di phụ đính ngụy
Thể loại và cấu trúc tác phẩm[sửa|sửa mã nguồn]
Tam quốc chí tuy gọi là “chí” nhưng thực chất chỉ có bản kỷ và liệt truyện chứ không chép gì về địa lý, kinh tế và chế độ chính trị.
Toàn bộ tác phẩm gồm 66 quyển như đã nói ở trên, đơn cử gồm có :
Ngoài ra còn có quyển 66: Tự lục (nay thất truyền).
Bản dịch tiếng Việt[sửa|sửa mã nguồn]
- Tam quốc chí, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính, Nhà xuất bản Văn học và Nhà sách Tri thức Trẻ, tháng 6/2016, 3 tập.[9]
Bố cục :
- Tập 1 gồm Lời giới thiệu (của Phạm Thành Long), Niên biểu, Thống kê các sự kiện chính, Tựa (của Võ Hoàng Giang), Ngụy thư từ quyển 1 đến Quyển 13, 744 trang. Kèm một bản đồ 4 trận đánh lớn (Quan Độ, Xích Bích, Hồ Đình (Hào Đình), Kỳ Sơn năm 228).
- Tập 2: Ngụy thư từ Quyển 14 đến Quyển 30, 728 trang.
- Tập 3: Thục thư và Ngô thư, từ Quyển 31 đến Quyển 65, 920 trang.
Trích dẫn tiêu biểu vượt trội[sửa|sửa mã nguồn]
Thời Vương dục hoàn, xuất lệnh viết”kê lặc”, quan thuộc bất tri sở vị. Chủ bộ Dương Tu tiện tự nghiêm trang, nhân kinh vấn Tu:”Hà dĩ tri chi?”
Tu viết:”Phù kê lặc, khí chi như khả tích, thực chi vô sở đắc, dĩ tỷ Hán Trung, tri Vương dục hoàn dã”(Khi Vương muốn rút về, mới ra lệnh rằng”kê lặc”, các quan không hiểu ý gì. Quan chủ bộ là Dương Tu liền tự thu xếp hành trang, mọi người kinh ngạc hỏi Tu:”Làm sao ông biết?”
Tu đáp:”Gân gà, bỏ đi thì tiếc, ăn vào thì không ra gì, lấy nó để ví với đất Hán Trung, biết Vương đã muốn lui rồi” (時王欲還,出令曰「雞肋」,官屬不知所謂。主簿楊脩便自嚴裝,人驚問脩:「何以知之?」脩曰:「夫雞肋,棄之如可惜,食之無所得,以比漢中,知王欲還也。」
Tam quốc chí là chính sử ghi chép về thời Tam quốc của Trung Quốc, được xếp vào danh sách nhị thập tứ sử. Đương thời đại thần nhà Tấn là Trương Hoa đánh giá rất cao tác phẩm này. Sau khi Trần Thọ mất, Thượng thư lang Phạm Quân dâng biểu tâu rằng:
Xem thêm: Cách chơi phỏm online hiệu quả
“ |
Trần Thọ viết Tam quốc chí, lời văn nhiều chỗ khuyên răn, tỏ rõ mọi điều lợi hại, có ích cho phong hóa, tuy văn không hay bằng Tương Như nhưng chất thì ngay thẳng hơn nhiều, nguyện xin sao lục[10]. |
” |
Lưu Hiệp, người thời Lương ( Nam-Bắc triều ) nhìn nhận Tam quốc chí của Trần Thọ như sau :
“ |
Tam quốc chí của Trần Thọ thấm nhuần chất văn, Tuân, Trương đem so sánh với Thiên, Cố chẳng phải là quá lời[11]. |
” |
Thiếu sót lớn nhất của Tam quốc chí là chỉ có bản kỷ và liệt truyện, không có phần chí và biểu, do đó tác phẩm đa phần chép về những nhân vật thời Tam quốc chứ không chép về địa lý, kinh tế tài chính và chính sách chính trị. Tính khách quan của Trần Thọ khi viết sử cũng còn nhiều quan điểm phê bình khác nhau, như Tấn thư của Phòng Huyền Linh ghi lại rằng :
“ |
Đinh Nghi, Đinh Dị là hai người có tiếng ở nước Ngụy, Thọ bảo con họ rằng:”Nếu tìm cho ta được nghìn hộc lương, ta sẽ vì tôn phụ mà viết truyện cho hay.”Họ Đinh không mang đến nên không được viết truyện. Cha Thọ làm tham quân cho Mã Tốc, Tốc bị Gia Cát Lượng giết, cha Thọ cũng bị xử tội cắt tóc, Gia Cát Chiêm lại khinh Thọ. Thọ viết truyện về Lượng, bảo Lượng mưu lược không cao, không có tài ứng địch, bàn luận thì chỉ dựa vào sách vở, tiếng tăm vượt quá sự thực. Người bàn lấy đó để chê[12]. |
” |
Lưu Tri Kỷ trong Sử thông, thiên Trực thư phê bình việc Trần Thọ không đề cập đến việc Tư Mã Ý gặp bất lợi khi tác chiến với Gia Cát Lượng và việc Tào Mao phát binh đánh Tư Mã Chiêu, bị Thành Tế giết:
Đường Canh, người thời Bắc Tống phê bình cách xưng hô quốc hiệu Thục Hán của Trần Thọ như sau :
“ |
Trên từ Sử ký Tư Mã Thiên, dưới đến Ngũ Đại sử, trong khoảng mấy ngàn năm, từ vương bá chính thống đến tiếm ngôi loạn tặc, từ các nước nhỏ, cho đến các nước Man Di Nhung Địch ở bên ngoài, sử gia không bao giờ là không ghi chép quốc hiệu, nhưng Tam quốc chí thì không thế. Cha con Lưu Bị nối tiếp nhau cai trị hơn bốn chục năm, trước sau đều xưng quốc hiệu là Hán, chưa từng xưng là Thục bao giờ, nếu như có xưng Thục thì cũng chỉ là lời tục xưng mà thôi. Trần Thọ phế bỏ chính hiệu, dùng lời tục xưng, làm theo ý riêng của Ngụy Tấn, bỏ đi phép công của người viết sử. Dụng ý như thế, thì những việc thiện ác khen chê trong sách chắc cũng định đoạt luôn, là đáng tin ư![14] |
” |
Đường Canh còn ghi lại lời Vương An Thạch khuyên Âu Dương Tu biên soạn lại lịch sử vẻ vang thời Tam Quốc :
“ |
Trước kia Âu Dương Văn Trung công viết Ngũ Đại sử, Vương Kinh công nói rằng: Chuyện thời Ngũ Đại, không đủ để ghi chép, sao đủ làm phiền đến ông. Những chuyện đáng vui mừng thời Tam Quốc rất nhiều, đều bị Trần Thọ phá hoại. Bây giờ có thể viết lại[15]. |
” |
Tam quốc chí quyển 20: Vũ Văn thế Vương Công truyện có chép việc Tào Xung cân voi, Hà Trác (người thời Thanh) nghi ngờ rằng việc này không chắc đã có thật:
“ |
Tôn Sách chết vào năm Kiến An thứ năm, Tôn Quyền mới lên thay, đến năm Kiến An thứ mười lăm Quyền sai Bộ Chất làm Thứ sử Giao Châu, Sĩ Nhiếp đem anh em đến vâng theo mệnh lệnh, sau đó (người Ngô) mới có thể biết được loài voi to (ở Giao Châu), còn Thương Thư (tên tự của Tào Xung) thì đã mất vào năm Kiến An thứ mười ba, do đó việc (Tào Xung cân voi) là bịa đặt. Vạch mực nước đánh dấu trên thuyền thì nghi rằng toán thuật cũng có phép này.[16] |
” |
Tam quốc chí quyển 30: Ô Hoàn Tiên Ti Đông Di truyện đã dựa vào các tư liệu từ Ngụy thư của Vương Thẩm và Ngụy lược của Ngư Hoạn để ghi chép về Nhật Bản – quốc gia ở phía đông Trung Quốc. Đây là sử liệu rất quan trọng ghi chép lịch sử Nhật Bản thời kỳ cổ đại.
Vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh, La Quán Trung đã căn cứ vào các truyền thuyết dân gian, thoại bản, hý khúc cùng các tài liệu lịch sử là Tam quốc chí của Trần Thọ và Tam quốc chí chú của Bùi Tùng Chi để viết nên tác phẩm Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa (gọi tắt là Tam quốc diễn nghĩa).
Tiểu thuyết này có ảnh hưởng rất lớn ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á. So với Tam quốc chí là chính sử, thì Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử, thêm thắt rất nhiều truyền thuyết, truyện kể dân gian; do đó bị đánh giá là “thất thực tam hư” (bảy phần thực, ba phần hư cấu), độ tin cậy về lịch sử dĩ nhiên không cao bằng Tam quốc chí.